Ứng dụng Hreflang vào SEO quốc tế


Khi bạn muốn đưa việc kinh doanh của mình ra quốc tế hoặc bạn thấy rằng website có được một lượng truy cập lớn đến từ một quốc gia nào đó, vậy đây là lúc bạn cần có một phiên bản quốc tế trong website của mình. Vấn đề bây giờ là bạn chưa biết nên làm thế nào?. Hôm nay Thiết kế website khách sạn xin chia sẻ với các bạn về việc ứng dụng Hreflang vào SEO quốc tế.

Ứng dụng Hreflang vào SEO quốc tế

Ứng dụng Hreflang vào SEO quốc tế

>>> Xem thêm: 

– Ứng dụng chống spam cho website – Thiết kế web wordpress

– Những Plugin WordPress tối ưu trong seo

Bạn sẽ mua một domain mới ở quốc gia đó?

Hay là sử dụng một thư mục con trên domain hiện tại giống như là example.com/de hoặc dùng subdomain giống như là de.example.com?

Câu trả lời sẽ đến thông qua rel=”alternate” hreflang=”xx”.

Vậy Hreflang là gì?

Thẻ hreflang ( được đề cập cùng với rel=”alternate” hreflang=”x”) giúp bạn nói với Google phiên bản nào của website sẽ hiển thị ở quốc gia nào. Hay nói cách khác khi bạn sử dụng thẻ này trên website, về cơ bản bạn đang nói với Google ngôn ngữ nào bạn đang sử dụng trên một page cụ thể, vì thế search engine biết để phục vụ kết quả tới người dùng đang tìm kiếm bằng ngôn ngữ đó.

Hãy đảm bảo phiên bản ngôn ngữ đúng với người dùng ở trong quốc gia đó để tạo trải nghiệm người dùng tốt hơn.Pierre Far nhà phân tích xu hướng Webmaster tại Google UK giải thích:

Ý tưởng của rel-alternate hreflang là giúp bạn báo hiệu với thuật toán của chúng tôi rằng mặc dù có 2 page về bản chất là cùng content, sự khác biệt nhỏ giữa chúng vẫn quan trọng. Rõ ràng sự khác biệt nhỏ đó là liên quan tới những người dùng ở một ngôn ngữ cụ thể ( trong một quốc gia)

Khi nào bạn nên sử dụng hreflang?

Có nhiều tình huống cần sử dụng hreflang:

1. Cùng ngôn ngữ nhưng ở những khu vực khác nhau trên thế giới.

Ví dụ: như tiếng Anh được sử dụng tại Mỹ, Anh, Úc. Một website nói về bóng đá sẽ được hiểu là soccer ở Mỹ trong khi ở UK được gọi là “football”. Khi bạn thêm hreflang, Google sẽ biết phiên bản nào của website phân phối tới những người dùng ở Mỹ để họ thấy content liên quan tới họ. Vì thế bạn có thể có những phiên bản của website dưới đây:Example.com/en-gb/ sẽ nhắm mục tiêu người dùng ở UK Example.com/en-au/ sẽ nhắm mục tiêu người dùng ở Úc.Example.com/en-us/ sẽ nhắm mục tiêu người dùng ở Mỹ.

Việc này rất hữu ích, nó cho phép bạn nhắm mục tiêu người dùng theo địa lý cũng như kiểm soát những sự thay đổi trong shipping, tiền tệ, thời vụ và nhiếu thứ khác.

>>> Dịch vụ liên quan: Thiết kế website doanh nghiệp

2. Khác ngôn ngữ

Bạn có thể nhắm mục tiêu tới những người nói ngôn ngữ khác. Website sẽ có những phiên bản mà nội dung được dịch sang những ngôn khác biệt. Ví dụ, website có ngôn ngữ chính là tiếng Việt và có 3 ngôn ngữ khác là Anh, Tây Ban Nha Và Đức.

Example.com/vi/ Nhắm mục tiêu người dùng nói tiếng Việt Example.com/en/ Nhắm mục tiêu người dùng nói tiếng AnhExample.com/es/ Nhắm mục tiêu người dùng nói tiếng Tây Ban Nha Example.com/de/ nhắm mục tiêu người dùng nói tiếng Đức.

3. Kết Hợp

Một lựa chọn khác, bạn có thể muốn nhắm mục tiêu website dựa trên cả vị trí và ngôn ngữ như những ví dụ dưới đây: Example.com/en-gb/ Nhắm mục tiêu người dùng nói tiếng Anh ở UK Example.com/en-au/ Nhắm mục tiêu người dùng nói tiếng Anh ở Úc. Exmaple.com/en-us/ Nhắm mục tiêu người dùng nói tiếng Anh ở Mỹ. Example.com/es/ Nhắm mục tiêu người dùng nói tiếng Tây ban nha không phụ thuộc địa lý. Example.com/it-ch/ Nhắm mục tiêu người dùng nói tiếng Ý ở Thụy Sỹ. Example.com/de/ Nhắm mục tiêu người dùng nói tiếng Đức không phụ thuộc địa lý.Example.com/de-ch/ Nhắm mục tiêu người dùng nói tiếng Đức ở Thụy Sỹ. Những cách để dùng hreflang.

Bạn có thể sử dụng hreflang trên website của mình theo 2 cách hoặc là tạo một thư mục con hay một subdomain trên domain hiện tại, hoặc bạn có thể mua domain có đuôi mở rộng ở các quốc gia khác nhau giống như là .us, uk, de.

Hãy xem những trường hợp dưới đây:

1. Cùng site – sử dụng một folder ngôn ngữ.

Sử dụng nó trong thư mục con trên domain hiện tại giống như thế này: Example.com/en/ Cho người dùng nói tiếng anh Example.com/es/ Những người dùng nói tiếng Tây ban nha Example.com/de/ Những người nói tiếng Đức.

>>> Có thể bạn quan tâm: Thiết kế web nhà hàng
2. Cùng site – sử dụng Subdomain

Sử dụng hreflang trên subdomain En.example.com cho người nói tiếng Anh Es.example.com cho người nói tiếng Tây Ban Nha De.example.com cho người nói tiếng Đức.

3. Khác site

Hoặc bạn có thể mua nguyên domain ở cấp quốc gia dành riêng phục vụ cho quốc gia đó. Example.com cho người sử dụng tiếng Anh Example.it cho người sử dụng tiếng Ý Exmample.de cho người sử dụng tiếng Đức Việc sử dụng tên miền quốc gia có thể không cần thiết phải mô tả ngôn ngữ bằng hreflang cho site đó. Ví dụ example.de có thể có de-ch là ngôn ngữ chính.

Tạo mã hreflang như thế nào?

Tạo mã hreflang dễ hơn nhiều nhờ có những công cụ giống như là Hreflang Generator. Tất cả những gì bạn cần làm là thêm quốc gia và ngôn ngữ vào website bạn muốn áp dụng. Trong ví dụ dưới đây bạn có thể nhìn thấy phiên bản mã HTML cho website chính ở UK, một phiên bản tiếng Đức cho người dùng ở Đức, phiên bản tiếng Anh cho người sống tại Canada và phiên bản tiếng Pháp cho người dùng tại Canada.

<link rel=””alternate”” href=”http://www.mysite.com/” hreflang=””en-gb””> <link rel=””alternate”” href=”http://www.mysite.com/de” hreflang=””de-de””> <link rel=””alternate”” href=”http://www.mysite.com/” ca=”” hreflang=””en-ca””> <link rel=””alternate”” href=”http://www.mysite.com/ca-fr” hreflang=””fr-ca””>

>>> Dịch vụ liên quan: Thiết kế website giới thiệu công ty

Nếu bạn muốn kiểm tra tính chính xác của mã hreflang đã bổ sung có thể sử dụng công cụ này. Chỉ cần nhập URL và kiểm tra xem mọi thứ đã đúng hay chưa. Nhắm mục tiêu chung với X-defaut

Bạn có thể sử dụng x-default để chỉ ra một page không được nhắm mục tiêu cụ thể cho quốc gia nào cả. Về cơ bản nó chỉ cho Google rằng đây là phiên bản mặc định của site sẽ được hiển thị tới những người dùng không tương ứng với bất kỳ ngôn ngữ nào. Đây là code: Tìm hiểu thêm thông tin về x-default hreflang Thêm code vào đâu?

Sau khi tìm được mã hreflang chính xác cho mỗi phiên bản của site, bước tiếp theo là chèn code sao cho đúng vào website. Việc này có thể thực hiện qua 3 cách khác nhau:

1. Thêm vào phần đầu của trang web

Nếu bạn có nhiều phiên bản ngôn ngữ của một URL, thì mỗi trang ngôn ngữ phải chứa tất cả các phiên bản ngôn ngữ còn lại bao gồm cả chính nó.

Nếu bạn có những URL khác nhau được nhắm mục tiêu cho những người dùng sử dụng chung ngôn ngữ nhưng khác địa lý sẽ lý tưởng nếu bạn cung cấp một URL chung cho những người không xác định được vị trí địa lý. Giả sử bạn có nội dung bằng tiếng British English và bạn đã tạo 2 page để nhắm mục tiêu cho người nói tiếng Tây Ban Nha và người nói tiếng Anh ở Úc.

Đây là hreflang links bạn sẽ cần thêm vào phần đầu ( trong cặp thẻ) của 3 page: … <link rel=”alternate” href=”http://example.com/” hreflang=”x-default”>

Đây là trang chính tiếng Anh UK bạn sẽ sử dụng làm mặc định trong kết quả tìm kiếm khi người dùng không phải là người Tây Ban Nha hoặc người nói tiếng Anh ở Úc -<link rel=”alternate” hreflang=”en” href=”http://www.example.com/”>

Đây là trang chính tiếng Anh UK nhưng bạn nói với Search Engine hiển thị nó cho những người nói tiếng Anh ở UK mà thôi. <link rel=”alternate” hreflang=”es” href=”http://www.example.com/es/”> . Đây là page chỉ phục vụ người Tây Ban Nha <link rel=”alternate” hreflang=”en-au” href=”http://www.example.com/au/”> .

Đây là trang tiếng Anh Úc bạn sẽ chỉ hiển thị cho người ở ÚC. Những thẻ này cần có mặt trên tất cả 4 page mà có cùng chủ đề hoặc sản phẩm nhưng ngôn ngữ khác nhau hoàn toàn hoặc ngôn ngữ có một chút biến thể hoặc là tiền tệ khác biệt.

>>> Có thể bạn quan tâm: Thiet ke website giao duc

2. Sitemap

Đây là cách dễ nhất để bổ sung hreflang mà không tăng thêm số lượng dòng trong code của page, đặc biệt là nếu bạn muốn nhắm mục tiêu hơn 3 ngôn ngữ. Hãy lấy một ví dụ, hình dung bạn có một trang bằng tiếng Anh nhắm mục tiêu những người nói tiếng Anh toàn thế giới. Bạn cũng có một trang nhắm mục tiêu người nói tiếng Tây Ban Nha toàn thế giới và một trang cho người nói tiếng Ý ở Thụy Sỹ.

Bạn thiết lập URL như thế này: www.vidu.com/en/ www.vidu.com/es www.vidu.com/it-ch/ sitemap dưới đây nói với Google rằng trang www.vidu.com/en/ tương đương với những page nhắm mục tiêu người dùng nói tiếng TBN trên toàn thế giới và Thụy Sỹ ( http://www.vidu.com/it-ch/) Bạn cũng có thể sử dụng tool giống Hreflang tool for Xml Sitemaps để import sitemap XML và dễ dàng tạo một phiên bản hreflang của sitemap.

3. HTTP header

Cách thứ 3 để bổ sung hreflang tag là thêm nó vào trong HTTP header. Nếu bạn xuất bản một file không phải là HTML ( ví dụ dụ PDF file hoặc là những chủ đề media khác). Bạn có thể sử dụng HTTP header để chỉ ra phiên bản ngôn ngữ khác của URL: Đây là một ví dụ của một link nhắm người dùng nói tiếng Tây Ban Nha < http://es.example.com/>; rel=”alternate”; hreflang=”es”

Mở rộng:

Đảm bảo rằng ngôn ngữ bạn khai báo trùng với ngôn ngữ được sử dụng trong thẻ hreflang. Nếu site bạn hiện tại được khai báo là < html lang=”en”> nhưng bạn lại đang thêm hreflang =”en-gb” thì bạn cũng nên thay đổi khai báo HTML thành en-gb.

Đảm bảo rằng bạn sử dụng Google Webmaster Tool ( GWT) account để xác thực rằng bạn đã bổ sung tag chính xác. Để làm điều này vào GWT acount: Search Traffic> Internationanal Targeting:

Đây là nơi bạn sẽ thấy những vấn đề nếu có xảy ra với hreflang tags giống như là bị mất liên kết trả về hoặc là giá trị hreflang không đúng. Country tab cho phép bạn thiết lập quốc gia chính bạn nhắm mục tiêu cho website. Vì thế cho dù là bạn có vài ngôn ngữ và nhắm vài quốc gia khác nhau bạn vẫn có thể chọn thị trường chính cho mình.

Hreflang làm việc như thế nào trong Search Engine?

Hãy sử dụng ví dụ ở trên: Bạn có một trang cho người dùng ở UK và một trang biến thể không đáng kể cho người dùng Úc. Bạn cũng có một page mà được dịch sang tiếng Tây Ban nha dành cho người dùng nói tiếng Tây Ban Nha.Đây là code bạn thêm vào 3 trang: <link rel=”alternate” href=”http://example.com/” hreflang=”x-default”> <link rel=”alternate” hreflang=”en” href=”http://www.example.com/”> <link rel=”alternate” hreflang=”es” href=”http://www.example.com/es/”> <link rel=”alternate” hreflang=”en-au” href=”http://www.example.com/au/”> Vậy những trang nào người dùng của bạn sẽ nhìn thấy dựa vào vị trí của họ? – Nếu người dùng của bạn sử dụng Google.co.uk họ sẽ thấy trang http://vidu.com/ – Nếu người dùng là trên Google.com.au họ sẽ thấy trang http://vidu.com/au/ – Nếu người dùng là trên Google.es họ sẽ thấy trang http://vidu.com/es/ – Nếu người dùng trên Googe.com hoặc Googe.de họ sẽ nhìn thấy trang này http://vidu.com/ ( Mặc định của bạn nếu không có một trang nào được chỉ định).

Chúng tôi hi vọng bạn sẽ có thếm kiến thức về Hreflang nhiều hơn trong việc ứng dụng nó vào việc SEO website của mình, nhất là khi công ty bạn dự định mở rộng thị trường, chi nhanh cho các quốc gia nói ngôn ngữ khác.

>>> Xem thêm: 

– Thiết kế web nội thất

– Thiet ke website giao duc

4.8/5 - (100 bình chọn)
4.8/5 - (100 bình chọn)