Những mục cần đo lường trong Google Analytics


Google Analytics là một công cụ vô cùng quan trọng, có thể nói là toàn năng khi cho ta biết những đo lường chỉ số từ cơ bản đến chi tiết. Đối với các cấp quản lý, Google Analytics càng tỏ ra đắc lực trong việc giúp phân tích và đưa ra quyết định. Thiết kế website wordpress đưa ra bài viết về công cụ Google Analytics, sử dụng nó thành thạo sẽ giúp bạn có những chiến dịch seo thành công.

Với người mới bắt đầu, bạn nên đo lường:

– Những khách viếng thăm có tương tác trên website: những khách viếng thăm ở lại trên website lâu hơn mức trung bình.
– Độc giả: là những khách viếng thăm đọc nhiều trang trên website hơn mức trung bình.
– Người đăng kí nhận Email: là những khách viếng thăm đăng kí nhận bản tin hay freebies qua email.
– Khách hàng: khách viếng thăm có mua hàng.
– Hiệu quả của quảng cáo: số click vào mẩu quảng cáo để xem mẩu quảng cáo nào hiệu quả nhất, và những ai mang lại traffic trong số những người click vào quảng cáo.

Những mục cần đo lường trong Google Analytics

Những mục cần đo lường trong Google Analytics

Đo lường khách viếng thăm có tương tác trong Google Analytics

Ta bắt đầu với Goal set 1, và click vài nút +1 Goal. Bạn sẽ được chuyển sang một cửa sổ để thiết lập mục tiêu đầu tiên.

Trước hết, điền vào tên mục tiêu và chọn Active.

Bạn sẽ thấy có một danh sách các loại mục tiêu (Goal Type). Ta sẽ tìm hiểu hết tất cả các loại mục tiêu trong bài viết này, nhưng trước hết hãy chọn Visit Duration cho mục tiêu này. Mục này sẽ giúp bạn đo lường mức tương tác của khách viếng thăm, ai mang đến nguồn khách viếng thăm này trong số các nguồn đã biết.

Tiếp theo, trong Goal Detals, chọn Visit Duration cho Visits with và điều kiện là lớn hơn (Greater than) thời gian viếng thăm trung bình (Avg. Visit Duration).

Bên cạnh đó, bạn có thể thêm giá trị cho mục tiêu của mình, nhưng nếu không chắc thì có thể điền 1 vào đây.

>>> Xem tiếp: Tổng quan về công cụ Google Analytics

Đo lường độc giả

Ta bắt đầu thiết lập cho mục tiêu thứ hai để xem ai là độc giả của website và khách viếng thăm nào đọc nhiều bài viết hơn.

Cũng như mục tiêu thứ nhất, ta đặt tên và cho mục tiêu được kích hoạt (Active).

Sau đó, chọn Pages/Visits cho Goal Type và trong Goal Details chọn Pages/Visits lớn hơn (Greater than) số Pages/Visits trung bình của bạn.

Trong ví dụ này là 2. Bạn có thể chọn giá trị theo ý muốn và kết thúc thiết lập cho mục tiêu này.

Đo lường người đăng kí nhận email

Tiếp theo, ta đến với một phần rất thú vị: đo lường người đăng kí nhận email.

Mặc dù phần này thiết lập khá dễ nhưng sẽ giúp bạn rất nhiều chi tiết giúp làm tăng được tỉ lệ chuyển đổi.

Trước hết, bạn sẽ cần thiết lập cho trang Cảm ơn để chuyến người dùng vào trang này sau khi họ xác nhận địa chỉ email với bạn. Bạn sẽ cần đến trang này khi thiết lập mục tiêu do đó phải cài đặt trang này trước. Một khi đã cài đặt xong, hãy thiết lập nhà cung cấp email marketing để chuyển khách viếng thăm tới đó sau khi họ xác nhận địa chỉ email.

Tạo mục tiêu

Bây giờ ta đã có thể tạo mục tiêu. Lần này, bạn cần chọn URL Destination cho Goal Type và trong phần Goal Details, ta thiết lập như sau:

– The Goal URL: nếu trang Cảm ơn của bạn là http://www.yourwebsite.com/thank-you/ thì điền vào /thank-you/
– Match type: chọn Exact Match.
– Nếu URL của bạn có phân biệt chữ hoa-thường thì chọn Case Sensitive.
– Điền vào giá trị cho mục tiêu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết lập Goal Funnel, về cơ bản là một chuỗi những trang dẫn khách viếng thăm đến chuyển đổi hay đến trang Cảm ơn.Phần này có thể dùng khi bạn có trang đích cho phần bản tin.

Trong trường hợp này bạn có thể chọn / cho URL, đặt tên cho nó là Index, và điền vào /trang-đích/ và cũng đặt tên cho trang đích này.

Tùy chọn này sẽ cho phép bạn xem được nơi khách viếng thăm rời bỏ khỏi con đường tiến tới đăng kí nhận bản tin qua email.

Đo lường khách hàng

Thiết lập mục tiêu để đo lường khách hàng cơ bản cũng giống như khi làm cho người đăng kí nhận email. Tất cả những gì cần làm là tạo ra một trang chuyển đổi để chuyển người dùng đến sau khi họ mua sản phẩm.

Sau đó, phần thiết lập mục tiêu cho nó trong Google Analytics thì làm tương tự theo cách làm cho người đăng kí nhận email.

>>> Tham khảo: Thiết kế website bất động sản

Đo lường hiệu quả của quảng cáo

Trước khi cài đặt mục tiêu cho đo lường hiệu quả của quảng cáo, bạn cần nắm bắt được một vài ý tưởng về event tracking và cách thực hiện điều đó như thế nào.

Vậy trước hết, trong phần này yêu cầu bạn có kiến thức về event tracking và ý nghĩa của nó trong đo lường hiệu quả của quảng cáo.

Sau khi đã cài đặt event tracking cho website, bạn có thể tạo mục tiêu cho từng event đã cài đặt trước đó.Để làm việc này, ta chọn Events trong Goal Type và điền vào các mục Category, Action, Label và Value cho mục tiêu.Những giá trị này tương tự như những giá trị bạn đã tạo trong event tracking cho call-to-action.

Bạn có thể thiết lập mục tiêu cho mọi event, hay cho những event quan trọng nhất hay không cần mục tiêu cho event nào cả.Đó là tùy chọn cho bạn nếu muốn thấy chúng trong phần Events, hoặc nếu muốn biết thêm các nguồn kéo traffic về khác nhau ra sao để hoàn tất các actions.

Cách đo lường các mục tiêu trong Google Analytics

Giờ là phần thú vị nhất trong bài viết này: đo lường kết quả cho các mục tiêu đã cài đặt.

Sau khi đã cài đặt các mục tiêu, giờ đây bạn sẽ có thể xem được những khách viếng thăm có tương tác trên website, những độc giả trung thành nhất, những người đăng kí nhận email, khách hàng hay hiệu quả các mẩu quảng cáo như thế nào.

Nhưng bạn làm gì nếu muốn biết ai đang đem lại traffic và có chuyển đổi? Và khi nói “chuyển đổi” tức là nói đến những khách viếng thăm trở thành khách có tương tác trên webite, độc giả trung thành, người đăng kí nhận email, khách hàng hay những người click vào mẩu quảng cáo của bạn.

Để làm việc này, trong Google Analytics ta chuyển sang Standard Reporting > Traffic Sources > Sources > All Traffic. Sau đó click vào Goal Set 1, chú ý ngay phía trên đồ thị, bạn sẽ thấy dữ liệu về chuyển đổi từ các nguồn traffic.

Dữ liệu này sẽ cho bạn biết website nào mang lại được khách viếng thăm có chuyển đổi, và sẽ biết được nơi nào cần tăng cường tần suất xuất hiện.

Ví dụ, bạn có thể thấy:

– Loại traffic nhận được từ guest post.
– Mạng xã hội nào mang đến traffic có chất lượng
– Các bài viết thông cáo báo chí đã làm tốt chưa
– Mẩu quảng cáo có đáng giá với số tiền bạn bỏ ra không
– Và nhiều thứ khác nữa …

Cuối cùng, bạn có thể sử dụng kĩ thuật này để kiểm tra hầu hết các báo cáo trong Google Analytics.Hãy làm và khám phá nhiều hơn nữa cách có được chuyển đổi với khách viếng thăm website như thế nào.

Bây giờ bạn đã đọc xong bài viết, giờ là lúc bắt tay vào hành động. Hãy bắt đầu với những mục cần theo dõi trong Google Analytics. Chúc các bạn thành công.

Nguồn: Tổng hợp

4.8/5 - (99 bình chọn)
4.8/5 - (99 bình chọn)