Những loại virus máy tính nguy hiểm một thời phá hủy dữ liệu toàn cầu


Quản trị mạng – Virus máy tính thực sự là một cơn ác mộng. Một số trong chúng có thể xóa sạch các thông tin trên ổ cứng, làm tắc nghẽn lưu lượng trên mạng máy tính trong nhiều giờ đồng hồ, biến một máy tính vô tội thành một zombie, tái tạo và tự gửi đến các máy tính khác.

Nếu chưa từng là nạn nhân của virus máy tính, có thể bạn sẽ cho rằng không có gì phải đặc biệt quan tâm đến vậy. Tuy nhiên lo lắng ở đây có thể hiểu được, virus máy tính đã gây thiệt hại đến 8.5 tỉ đô la của người tiêu dùng trong năm 2008 (nguồn MarketWatch). Mặc dù vậy Virus máy tính chỉ là một trong nhiều mối dọa trực tuyến, nhưng có thể cho rằng chúng là mối đe dọa nghiêm trọng nhất trong số này.

Virus đến từ đâu?

Virus đến từ đâu?

1. Morris

Sâu Morris là sâu máy tính đầu tiên được phát tán qua Internet; nó cũng là con sâu đầu tiên thu hút được sự chú ý đáng kể của các phương tiện thông tin đại chúng. Tác giả của nó là Robert Tappan Morris, một sinh viên tại Đại học Cornell. Sâu Morris được thả lên mạng vào ngày 2 tháng 11 năm 1988 từ học viện MIT. Thống kê rằng có khoảng 6.000 máy tính chạy Unix đã bị nhiễm sâu Morris. Mỹ đã ước tính thiệt hại vào khoảng từ 10 đến 100 triệu đô la.

2. Tchernobyl:

Ngày 26/04/1999 virus máy tính nguy hiểm nhất Tchernobyl (hay CIH) bắt đầu cuộc xâm chiếm thế giới tin học với nhiệm vụ làm ngưng hoạt động các máy PC trên toàn thế giới.

Tchernobyl đã xóa bỏ quyền sử dụng BIOS, một chương trình quản lý chip CPU được đặt trong mainboard của các máy tính và rất cần thiết cho sự vận hành máy tính. Khi virus này đạt được mục đích của mình, các máy tính hoàn toàn không nhận được bất cứ tín hiệu nào từ BIOS. Người ta buộc lòng phải lập trình lại con chip bằng cách thay mới một con chip khác hoặc thay thế toàn bộ mainboard. Các phần mềm diệt virus của các hãng nổi tiếng như MacAfee hay Norton Antivirus được cài đặt trong các máy PC cũng không thể cản nổi bước tiến của Tchernobyl.

3. I Love You:

Virus Anna Kournikova xuất hiện vào năm 2001, thường hiển thị trong hộp thư Outlook có file đính kèm và kèm theo lời chú thích rằng đây là hình ảnh của ngôi sao quần vợt nổi tiếng Anna Kournikova. Tuy nhiên, khi người sử dụng kích chuột vào file đính kèm này thì ngay lập tức virus này sẽ phát tán các bản sao của mình vào tát cả các địa chỉ thư trong sổ địa chỉ.

4. Trojan horse :

Trojan horse là một chương trình phần mềm độc hại ẩn bên trong các chương trình khác. Trojan horse ẩn trong một chương trình chính thống, chẳng hạn như bộ bảo vệ màn hình, để xâm nhập vào máy tính. Sau đó, Trojan horse đưa mã vào hệ điều hành cho phép tin tặc truy cập máy tính bị nhiễm. Thông thường, Trojan horse không tự phát tán. Chúng được phát tán bởi vi-rút, sâu hoặc phần mềm được tải xuống.

5. Klez:

Xuất hiện năm 2001, Klez đánh dấu một chương mới cho virus máy tính. Với đặc tính kết hợp giữa virus, sâu và trojan, Klez biến mọi chương trình diệt virus thành trò hề khi vô hiệu hóa chúng và cung cấp cảnh báo sai lệch. Phương thức lây nhiễm chủ yếu của Klez thông qua email, virus tự nhân bản và gửi đến phần còn lại trong danh sách liên lạc của nạn nhân.

6. Mydoom

Và ngày 26/1/2004, virus “Mydoom” (còn được gọi là “Novarg hoặc “Shimgapi”) đã xuất hiện trong hình dáng của “một cơn bão virus” nguy hiểm theo đúng nghĩa của nó. Theo thống kê của các công ty diệt virus, cứ trong 9 Email trên toàn cầu thì lại có một bị nhiễm virus “Mydoom”, đủ thấy sự nguy hiểm của loại virus này. “Mydoom” gây ra tình trạng tích nghẽn đường truyền và được lập trình để tấn công vào website của Microsoft.

7. Conficker:

 Chốt danh sách này là cái tên làm cả thế giới phải “rùng mình”. Đó chính là virus hoành Conficker, kẻ đã biến hàng triệu máy tính trên toàn thế giới thành nô lệ thông qua việc khai thác các lỗ hổng của hệ điều hành Windows. Nó có thể lẻn vào máy tính thông qua mạng Internet hoặc ổ USB, ngăn người dùng truy cập vào các website bảo mật để download phiên bản chống virus mới nhất.

Chưa đầy 1 tháng sau, Conficker.B xuất hiện với một tốc độ lây nhiễm kinh hoàng: Gần 10 triệu máy tính bị nhiễm chỉ trong vòng nửa tháng. Hơn thế, không chỉ lây nhiễm qua mạng mà Conficker.B còn sử dụng cả các thiết bị lưu trữ di động như USB cũng như cơ chế chạy tự động Autorun của Windows để làm công cụ phát tán.

Hiện tại đối với những loại virus trên việc khắc phục được những hậu quả mà chúng gây ra là vô cùng khó khăn thậm chí có một số loại virus cho tới ngày nay vẫn con người vẫn chưa tìm ra cách ngăn chặn sự tấn công của chúng. Do vậy muốn hạn chế được sự nhòm ngó của những con virus bạn chỉ có thể phòng tránh chúng bằng việc thận trọng trong việc download các file tài liệu từ các nguồn cộng đồng hay sử dụng các phần mềm diệt virus đang được đánh giá tốt nhất hiện nay.

 

4.9/5 - (105 bình chọn)
4.9/5 - (105 bình chọn)