Khi nhắc đến việc khởi động lại Windows, người dùng thường nghĩ ngay đến thao tác truy cập vào Start và chọn Restart. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cách để bạn thực hiện việc khởi động lại Windows và một số trong chúng còn cung cấp thêm cho bạn vài thao tác tùy biến khá thú vị. Mời bạn đọc tham khảo bài viết Những cách khởi động lại Windows có thể bạn chưa biết.
>>> Xem thêm:
– Hướng dẫn gỡ bỏ Get Windows 10 trên Taskbar
Tạo shortcut trên màn hình desktop
Phương pháp này khá đơn giản và hầu hết người dùng đều có thể đã biết đến. Bên cạnh việc cho phép bạn có thể khởi động lại Windows ngay lập tức, bạn còn có thể thiết lập thời gian đếm lùi để Windows tự khởi động sau đó nếu thích.
Để thực hiện, bạn hãy nhấn phải chuột ngoài màn hình desktop và chọn lệnh New > Shortcut.
Hộp thoại thiết lập xuất hiện, bạn hãy sao chép đoạn mã sau và dán vào. Trong đó “shutdown.exe” là tùy chọn tắt và “r” là lệnh khởi động lại Windows, tham số “t” và “00” sẽ ép Windows thực hiện hành động khởi động lại ngay tức thì, còn “f” là tùy chọn yêu cầu các ứng dụng phần mềm đang hoạt động phải đóng tức thì mà không thông qua sự chấp thuận của người dùng
Tiếp theo bạn chỉ việc đổi tên cho shortcut này.
Và việc còn lại là thay đổi biểu tượng cho shortcut này trong đẹp hơn bằng cách nhấn phải chuột vào nó và chọn Properties, sau đó nhấn vào Change Icon…
Thế là xong, giờ bạn có thể “pin” nó vào Taskbar hay Start Menu hoặc bất kì nơi đâu nếu thích và để tránh.. nhấp nhầm.
Khởi động lại và truy cập vào BIOS trên Windows 8.1
Như đã biết thì để truy cập vào BIOS, người dùng thường phải nhanh tay nhấn phím F2 hoặc Delete trên màn hình khởi động của máy tính khi được hỏi. Tuy nhiên, khoảng thời gian “hỏi” này thường khá ít (thường gặp khi máy tính sử dụng ổ SSD) và có khi lại bị bỏ qua khi bạn sử dụng hệ điều hành Windows 8/8.1
Do đó, để có thể khởi động lại Windows và truy cập vào BIOS một cách dễ dàng, bạn hãy nhấn và giữ phím Shift khi nhấp vào lệnh Restart từ biểu tượng Power. Khi đó Windows sẽ khởi động lại và tự truy cập vào màn hình BIOS.
Lên lịch khởi động lại Windows bằng Task Scheduler
Đã có một số các bài viết hướng dẫn bạn đọc khai thác tính năng Task Scheduler để lên lịch tự động thực hiện một số thao tác, và chẳng lạ gì khi bạn có thể thiết lập lịch khởi động lại Windows bằng Task Scheduler.
Để thực hiện, bạn hãy khởi động Task Scheduler từ Administrative Tools và truy cập vào Action > Create Task.
Hộp thoại thiết lập xuất hiện. Bây giờ bạn hãy tiến hành đặt tên cho tác vụ ở dòng Name và đánh dấu vào tùy chọn Run with highest privileges bên dưới.
Chuyển sang tab Triggers và nhấn New…và tiến hành thiết lập thời gian để “lên lịch” cho tác vụ theo ý muốn. Sau đó nhấn OK để lưu lại.
Chuyển qua tab Actions, bạn hãy nhấn New, sau đó nhập lệnh “shutdown.exe“ vào ô Program/script và nhập “/r /f” vào ô Add arguments. Sau đó nhấn OK để lưu lại.
Cuối cùng, bạn chuyển sang tab Conditions và tiến hành thiết lập nhóm điều kiện để Task Scheduler có thể thực hiện hành động, ví dụ “Idle” là máy tính không được sử dụng, sử dụng pin hay cắm điện là “Power” và mạng đang kết nối là “Network”. Nhấn OK để lưu lại.
Khi đã hoàn thành các thiết lập trên, bạn hãy kiểm tra lại lần nữa và nhấn OK để tác vụ được tạo ra và khởi chạy.
Sử dụng tính năng Remote Registry để quản lí khởi động từ xa
Các tác vụ điều khiển từ xa luôn được Microsoft tích hợp vào Windows và chờ người dùng khám phá. Trong đó có tính năng Remote Registry, tính năng cho phép người dùng cùng mạng nội bộ có thể tiến hành một số lệnh từ xa, trong đó có lệnh khởi động lại.
Để thực hiện, bạn hãy nhập từ khóa “Services” (“Services” trên Windows 7 hoặc “Local Services” trên Windows 8/8.1/10) vào ô tìm kiếm của Windows và nhấp vào kết quả Remote Registry trong cửa sổ Services.
Cửa sổ thiết lập Remote Registry xuất hiện, bạn hãy chọn Automatic ở dòng Startup type và nhấn OK để lưu lại.
Tiếp theo bạn hãy truy cập vào Windows Firewall và tìm đến tùy chọn Allowed apps.
Nhấn vào nút Change Settings, sau đó tìm đến và đánh dấu vào tùy chọn Private ở mục Windows Management Instrumentation (WMI) trong danh sách để cấp phép.
Tiếp theo bạn hãy gọi hộp thoại Run và nhập vào lệnh “cmd” rồi nhấn ENTER để gọi Command Prompt lên. Sau đó nhập vào lệnh “shutdown /I” trong Command Prompt để gọi Remote Shutdown Dialog.
Bây giờ bạn hãy nhấn Add… để tiến hành thêm tên máy tính mà bạn muốn kết nối và ra lệnh khởi động lại từ xa vào rồi nhấn OK. Trong hộp thoại What do you want these computers to do bạn hãy chọn lệnh Restart rồi nhấn OK để lưu lại là xong.
Sử dụng Command Prompt
Phương pháp này được thực hiện khá đơn giản. Bạn có thể áp dụng bằng cách gọi hộp thoại Run và nhập vào lệnh “cmd” rồi nhấn ENTER để gọi Command Prompt lên. Sau đó nhập vào lệnh sau:
Shutdown /r /f /t 00
Trong đó, “00” là giá trị thời gian mà bạn muốn thực hiện thao tác khởi động lại, ở đây là tức thì. Còn nếu muốn thời gian là 1 phút, bạn hãy nhập giá trị là “60”, hoặc 10 phút thì là “600” nếu muốn.
Nguồn: Sưu tầm.
>>> Có thể bạn quan tâm:
– Thiết kế website doanh nghiệp