Tại sao Website không được tối ưu vẫn xếp hạng cao?


Tối ưu hóa website (website optimization) là quá trình tối ưu cấu trúc website và nội dung các trang bên trong nhằm giúp website trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo……

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao có những site được xếp hạng cao trên Google mặc dù xem qua thì chúng chẳng được tối ưu SEO, thậm chí chúng còn chẳng có bất kỳ backlinks nào hay không?

Tại sao website không được tối ưu mà vẫn xếp hạng cao?

Tại sao website không được tối ưu mà vẫn xếp hạng cao?

Rất nhiều người cũng đã từng tự hỏi câu hỏi này rất nhiều lần vì thế tôi sẽ viết một bài để giải thích tại sao điều này lại xảy ra để bạn cùng tham khảo.

Lý do mà Website không được tối ưu vẫn xếp hạng cao

Lý do 1: Tỉ lệ CTR

Một phần thuật toán xếp hạng của Google sẽ sử dụng CTR ( click- through-rate) để làm yếu tố xếp hạng. CTR được tính theo tỉ lệ phần trăm, nó phản ánh số lượng click bạn nhận được từ tổng số người tìm kiếm cho một cụm từ khóa cụ thể mà bạn đang xếp hạng.

Tỉ lệ CTR càng cao bạn càng có khả năng xuất hiện cao hơn so với đối thủ. Và nếu CTR cao hơn hẳn những đối thủ còn lại, Google sẽ từ từ di chuyển bạn lên những vị trí cao trong trang kết quả tìm kiếm. Yếu tố xếp hạng này chỉ ra rằng người dùng thích kết quả mà vị trí website bạn đang đứng mang lại.

Tuy nhiên, xem xét mỗi CTR là chưa đủ, mọi người có thể dùng thủ thuật tạo ra title, meta description hấp dẫn nhằm tăng tỉ lệ CTR. Vì thế Google sẽ kết hợp xem xét tỷ lệ bounce rate của page đó.

Website không được tối ưu vẫn xếp hạng cao

Website không được tối ưu vẫn xếp hạng cao

Bouce rate đánh giá số lượng người rời bỏ trang của bạn bằng cách bấm nút quay lại trang kết quả tìm kiếm. Nếu Google đưa 1000 người tới một trong những web page của bạn và 1000 người đó nhất nút quay lại trong vòng vài giây, nó sẽ nói với Google rằng trang web của bạn không liên quan.

Rất nhiều website xếp hạng cao trên Google có vẻ không được tối ưu nhưng lại có một tỉ lệ CTR cao và bouce rate thấp. Và điều đó giúp họ duy trì được thứ hạng.

Nếu bạn muốn xem tỉ lệ CTR của mình, hãy truy cập vào Webmaster Tools, và click vào website mình quản lý. Nếu bạn chưa trông thấy gì cả? Bạn cần thêm website của mình vào Webmaster Tool và đợi trong vài ngày.

Khi đã truy cập vào được Webmaster Tools, click lên khu vực điều hướng “search traffic” sau đó click tiếp lên “search queries”.

Lý do 2: Tuổi đời website

Một trong những nguyên nhân lớn giúp vài website xếp hạng tốt chính là tuổi đời của website đó. Hầu hết những site xếp hạng cao ít nhất có tuổi đời vài năm.

Chắc chắn, phần lớn những website già tuổi hơn có nhiều backlink và content do chúng đã tồn tại được một khoảng thời gian dài. Nhưng đó không phải tất cả.

Những gì tôi nhận thấy là nếu bạn sở hữu một website mới, xây dựng thật nhiều backlink liên quan, và thêm nội dung chất lượng cao, bạn vẫn không kiếm được nhiều traffic tìm kiếm như những site già tuổi.

Bạn không thể làm gì lúc này ngoài việc cho website mình thêm thời gian. Site bạn càng lâu năm, khả năng bạn nhận được lưu lượng truy cập từ tìm kiếm càng nhiều, với mặc định là bạn vẫn liên tục cải tiến website.

Lý Do 3: Backlinks

Google không chỉ nhìn hoàn toàn vào số lượng backlink một website có mà nó còn nhìn vào độ liên quan và uy tín của backlink.

Website không được tối ưu vẫn xếp hạng cao

Website không được tối ưu vẫn xếp hạng cao

Nhiều website không được tối ưu đang xếp hạng tốt có một vài backlink chất lượng cao trỏ tới những page nội bộ. Ví dụ bạn chỉ có vài link nhưng chúng đến từ những site edu, gov thì website bạn sẽ xếp hạng vô cùng tốt.

Ngoài việc có backlinks tốt, thì vị trí anchor text của backlink cũng quan trọng. Hầu hết SEOs nghĩ rằng bạn cần backlink hoàn toàn là từ khóa để xếp hạng cao nhưng thực tế  không cần phải vậy. Google cũng có thể quan sát những web page đang liên kết tới bạn và phân tích ngữ cảnh bao quanh backlink cũng như nội dung của toàn page đó. Nó giúp Google xác định liệu backlink có liên quan tới website bạn không và khả năng bạn sẽ được xếp hạng cho những từ gì.

Lý do 4: Cross – linking

Cho dù là bạn không SEO On-page tốt và nhiều backlink, bạn có thể xếp hạng tốt từ góc độ tổng thể toàn website nếu bạn cross-link ( liên kết qua lại) những trang nội bộ.

Sự quan trọng của nó không chỉ đến từ menu điều hướng hay breadcrumb mà nó đến từ bên trong content. Nếu bạn có thể thêm liên kết bên trong content suốt toàn bộ webite và cross-link những pages nội bộ bạn sẽ nhận ra chúng sẽ tăng thứ hạng.

Nếu bạn không cross-linking các page bên trong content, bạn sẽ nhận thấy một vài page xếp hạng vô cùng tốt trong khi có những page khác thì không. Đó là bởi vì bạn không phân phối được link juice và authority xuyên suốt toàn bộ website của mình.

Lý do 5: Nội dung chất lượng

Kể từ khi Panda update, nó cho phép phân tích nội dung tốt hơn nhiều so với trước đây. Google đã có thể xác định chất lượng nội dung của website. Ví dụ, nó có thể xác đinh nội dung site quá mỏng hoặc có trùng lặp hay không.

Rất nhiều website lâu đời xếp hạng tốt có nội dụng chất lượng cao. Bạn có thể không nghĩ thế nhưng Google lại nghĩ vậy đó.

Tại sao?

Bởi vì Google không chỉ xem vào mỗi content của một site. Mà nó sẽ so sánh với đối thủ của website đó trong cùng lĩnh vực. Nếu bạn có nội dung chất lượng cao hơn tất cả đối thủ cạnh tranh, về lâu dài bạn có khả năng xếp hạng cao hơn.

Lý do 6: Sự cạnh tranh

Một điều tuyệt vời cho việc xếp hạng một từ khóa nào đó là nó có độ cạnh tranh thấp. Và một vài trong số những từ cạnh tranh thấp đó không được tìm kiếm thường xuyên.

Từ những gì tôi quan sát được, những trang kết quả cho những cụm từ khóa cạnh tranh thấp không được Google update thường xuyên như những cụm từ khóa cạnh tranh. Đó là vì nhiều người đang tìm kiếm cho cụm từ cạnh tranh hơn.

Nếu bạn là Google, bạn sẽ tập trung tài nguyên của mình để đảm bảo những cụm từ phổ biến và trang kết quả tìm kiếm được cập nhật thường xuyên hay là những cụm từ không được tìm kiếm thường xuyên?

Lý do 7: Tỷ lệ tăng trưởng

Bạn sẽ làm gì nếu bạn muốn xếp hạng thực sự cao cho một từ khóa? Xây dựng thật nhiều backlink liên quan và viết thật nhiều nội dung chất lương?

Mặc dù điều đó là đúng, nhưng rất nhiều webmaster phát triển số lượng backlink của họ quá nhanh….mà quá nhanh thì không tự nhiên.

Google đủ thông minh để biết điều này vì nó có nhiều dữ liệu trên rất nhiều site trong cùng lĩnh vực của bạn. Vì lý do này, bạn nhìn thấy rất nhiều site già tuổi xếp hạng tốt bởi vì họ phát triển một cách tự nhiên so với những site được thao túng để cố đạt được thứ hạng.

Kết luận

Có nhiều lý do tại sao một website có vẻ không được tối ưu lại xếp hạng tốt. 7 lý do liệt kê ở trên là những lý do chính tôi đã quan sát được những năm qua.

Lần tới nếu bạn đang cố gắng tìm hiểu tại sao một site nào đó xếp hạng cao khi nó không được tối ưu, có khả năng là vì một hoặc vài lý do tôi đã nêu ra ở trên.

Là chủ website, bạn không nên tập trung quá nhiều vào đối thủ của bạn, thay vào đó, bạn nên tập trung cải tiến website. Về lâu dài, công ty với sản phẩm tốt, dịch vụ tốt có xu hướng dành chiến thắng.

Trên đây là bài viết chia sẻ của tôi, giúp các bạn làm rõ hơn câu hỏi mà bạn đang thắc mắc.

Ý kiến của bạn thì sao? Còn thứ gì mà bạn nghĩ nó giúp một website không được tối ưu xếp hạng cao?

Hãy đóng góp thêm nhiều ý kiến cho bài viết để nó có thể giúp ích cho nhiều người cũng đang thắc mắc giống bạn và mong mọi người luôn đồng hành cùng chúng tôi trong những bài viết sắp tới.

Chúc website của bạn đạt được thứ hạng cao mà bạn mong muốn!

4.9/5 - (99 bình chọn)
4.9/5 - (99 bình chọn)