Những thông số bạn cần biết trước khi muốn sở hữu một chiếc máy tính bàn


Bạn đang có ý định mua một chiếc máy tính bàn nhưng bạn lại không biết làm thế nào để sở hữu được một chiếc máy tính thực sự tốt vừa bền vừa đẹp, làm việc có hiệu quả mà giá cả lại phải chăng hợp với túi tiền bạn đang có. Với sự am hiểu sâu rộng về các thông số máy tính chúng tôi không ngần ngại chia sẻ tới các bạn những thủ thuật về máy tính giúp bạn chọn được một chiếc máy tính như mong đợi.

Lựa chọn máy tính bàn

Lựa chọn máy tính bàn

Khác với máy tính xách tay (Laptop) đã được lắp ráp sẵn trong quá trình sản xuất, chế tạo nên việc lựa chọn các phụ kiện ngoài là vô cùng khó khăn. Ngược lại, đối với máy tính bàn bạn có thể thỏa sức lựa chọn những phụ kiện tốt nhất từ nhiều hãng sản xuất khác nhau để tạo ra một chiếc máy tính ưu việt mà chỉ bạn mới có.

Máy tính có năm bộ phận quan trọng nhất mà bạn cần phải quan tâm gồm: Bộ vi xử lí(CPU), nguồn, bộ nhớ RAM, ổ cứng, Card màn hình

1. CPU:

Tùy theo mục đích sử dụng mà ta sử ta nên chọn con CPU nào cho phù hợp, nhưng khi chọn CPU ta nên chọn loại nào có socket phù hợp với main và tốc độ bus để có thể khai thác được tối ưu tính năng.

VD: nếu ta chỉ cần máy để lướt web đọc tin tức, nghe nhạc, chơi các game mini và đánh văn bản thì chỉ cần dùng con celeron (1.8GHz/ 512KB/ FSB 800MHz/ Socket LGA 775 – Box) là đủ.

Nếu cần mạnh hơn 1 chút thì ta có thể dùng các con Core 2 Duo E5300, E7400…(2 nhân); core 2 Quad Q6600, Q8400 (4 nhân); Ngoài ta thì còn các dòng core i3, i5, i7, do các dòng này hơi cao nên mình không đề cập đến.

2. Nguồn:

Người dùng ít am hiểu thường xem nhẹ bộ nguồn khi xây dựng PC mới. Rất nhiều người hay phó mặc lựa chọn này cho nhân viên bán hàng theo tiêu chí “càng rẻ càng tốt”. với công suất định danh thông thường nên chọn, 500 -> 600 W công suất thực là đủ cho hệ thống Intel Core-i mới và card đồ họa yêu cầu 2 nguồn phụ 6 pin. Việc lựa chọn hiệu suất và hệ số công suất để tiết kiệm điện, hãy cố gắng tìm kiếm bộ nguồn có hiệu suất và hệ số công suất càng cao càng tốt.

Thủ thuật máy tính sẽ đưa ra các thông số cần chú ý khi lựa chọn bộ nguồn:

Bộ nguồn là linh kiện được lựa chọn sau cùng.

Công suất (power): Công suất của bộ nguồn tối thiểu phải đáp ứng đầy đủ cho các thiết bị của máy vi tính, tuy nhiên để đảm bảo cho việc nâng cấp sau này công suất của bộ nguồn luôn được tính dư thêm.

Đối với các máy vi tính thông thường thì bộ nguồn có công suất khoảng 300W đến 350W là đủ, còn các máy vi tính có sử dụng bộ vi xử lý tốc độ cao và có gắn thêm nhiều thiết bị, ổ đĩa thì có thể cần bộ nguồn có công suất 450W hoặc hơn.

Đầu cắm: Bộ nguồn phải có các đầu cắm tương thích với Mainboard, hiện có 2 loại: 20 chân (20 pin) và 24 chân (24 pin). Một số bộ nguồn có cả 2 loại dây cắm, dây nguồn dành cho các ổ đĩa chuẩn SATA và cho thiết bị đồ họa VGA.

3. RAM:

Trước khi chọn RAM, bạn cần phải chọn cho được mainboard và CPU cần dùng. Từ đó, căn cứ vào khả năng hỗ trợ RAM của mainboard mà bạn chọn loại RAM phù hợp với mainboard cả về chủng loại và tốc độ bus. Nếu không quan tâm đến việc chọn sao cho giảm chi phí, bạn chọn loại RAM có bus tối đa ghi trên báo giá của mainboard là được.

Chọn Ram tốt

Chọn Ram tốt

Ngược lại, bạn hãy hỏi nhân viên tư vấn bán linh kiện máy tính xem với mainboard và CPU đã chọn thì chúng sẽ chạy ở tốc độ bus nào, từ đó chọn loại RAM có bus bằng hoặc lớn hơn tốc độ bus mà nhân viên tư vấn cho biết; hoặc đơn giản hơn là bạn chỉ cần hỏi “với mainboard và CPU đã chọn thì dùng loại RAM có bus bao nhiêu là phù hợp nhất?”. Còn nếu muốn tự tính và mua RAM có bus phù hợp với CPU và mainboard đã chọn, một cách gần đúng, bạn có thể tính bus RAM mà hệ thống sẽ hoạt động theo công thức:

Lấy bus CPU chia 4, tất cả đem nhân với 2 (hay nói cách khác, lấy bus CPU chia 2).

4. Ổ cứng:

Trên thị trường hiện nay có nhiều hãng ổ cứng khác nhau như Toshiba, Western Digital, Samsung, Transcend, Apacer, Adata, Seagate… Mặc dù vậy hai hãng Western Digital và Seagate vẫn được người dùng Việt đánh giá cao về chất lượng và độ bền của sản phẩm. Đây cũng là hai nhà sản xuất đã có mặt khá lâu và cũng đã xây dựng được uy tín trên thị trường Việt Nam.

5. Card màn hình:

Những chiếc card nào có số càng to thì càng được trang bị nhiều tính năng cao cấp (bộ nhớ nhiều, xung nhịp cao…). Ví dụ, dòng 9600 sẽ là tầm trung trong Series 9, 9800 sẽ là cao cấp còn 9400 hay 9500 sẽ là hàng phổ thông.

Cuối cùng, là ký hiệu đằng sau Series card. Nvidia dùng các loại chữ để ký hiệu về sức mạnh của từng sản phẩm trong nhánh nhỏ. Đó là: LE, GS, GSO, GT, GTS, GTX và Ultra (cho máy để bàn – còn có GX2 dành cho các loại card cắm kênh đôi) hay G, GS, GT, GTS (Cho laptop). Sức mạnh của các loại card cũng tăng tương ứng từ trái qua phải.

Đó là năm nhân tố quan trọng bạn cần nắm được trước khi mua một máy tính để bàn như ý muốn, giá cả hợp lí, chất lượng tốt giúp bạn làm việc hiệu quả. Ngoài ra bạn nên chú ý thêm một số linh phụ kiện khác để chiếc máy tính của bạn trở nên hoàn thiện hơn. Hi vọng với một số thủ thuật máy tính chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn cho mình một chiếc máy tính tốt.

Cần hỗ trợ thêm inbox tại đây!

5/5 - (99 bình chọn)
5/5 - (99 bình chọn)