Tốc độ load của website quyết định đến sự đánh giá của công cụ tìm kiếm. Thậm chí, với người tiêu dùng, việc một website load nhanh hay chậm còn ảnh hưởng đến quyết định của họ có quay lại website của bạn một lần nữa hay không. Vậy làm sao để bạn có thể đánh giá được tốc độ website của mình? Những công cụ giúp kiểm tra tốc độ tốc độ và hiệu suất Website dưới đây sẽ giúp bạn làm điều đó dễ dàng.
Tốc độ load của website phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ load của website, trong đó dễ nhận thấy nhất là: vị trí đặt server, cấu hình của server, khả năng tối ưu của host, kích thước của blog hoặc website, công nghệ xây dựng các blog, website, lượng tập tin hình ảnh, CSS, JavaSript,…
Trước khi tìm biện pháp giảm thời gian tải trang, bạn cần biết được những nguyên nhân gì gây ra vấn đề và những vấn đề gì cần phải được tối ưu. Do đó, trong bài viết này, ZoomWorld sẽ giới thiệu đến bạn những công cụ giúp kiểm tra tốc độ và hiệu suất Website.
Những công cụ giúp kiểm tra tốc độ và hiệu suất Website
1: Google PageSpeed Insights
Công cụ này sẽ hiển thị trạng thái, hiệu suất hoạt động của blog/website của bạn. Đặc biệt hơn, Google PageSpeed Insights sẽ hướng dẫn bạn cách để cải thiện nó.
Truy cập: https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights. Nhập URL blog/ website của bạn và click vào nút “Phân tích“.
Chờ vài giây, bạn sẽ nhận được kết quả.
Nếu Website của bạn có mức điểm khiêm tốn? Đừng lo. Hãy thử ngay: 3 mẹo tăng tốc WordPress, tối ưu tốc độ load và hiển thị website siêu hiệu quả do ZoomWorld tổng hợp. Thử ngay nhé.
2: Pingdom Website Speed Test
Công cụ này có 1 số tính năng không được tìm thấy trong Google PageSpeed Insights.
Truy cập: http://tools.pingdom.com/. Nhập URL blog/ website của bạn.
Click: Settings để chọn các thiết lập bổ sung. Và nhấn Test Now để bắt đầu.
Sau khi phân tích, bạn sẽ có 1 số con số cần lưu ý như sau:
- Perf. grade
- Requests
- Load time
- Page site
Ngoài ra bạn cũng sẽ nhận được phần nhận xét tổng thể. Với 4 tab:
- Waterfall – hiển thị kích thước của các tập tin trên website và thời gian tải của chúng.
- Performance Grade – liệt kê các yếu tố được phân tích có ảnh hưởng đến hiệu suất của website.
- Page Analysis – cho thấy lỗi máy chủ, chuyển hướng hoặc lỗi kết nối dữ liệu.
- History – nếu bạn đã kiểm tra tốc độ website bằng công cụ này trước đây, nó sẽ hiển thị lịch sử dưới dạng biểu đồ.
Lưu ý:
Với phần mềm Pingdom Website Speed Test Bạn sẽ không thể nhìn thấy tất cả các tùy chọn và thống kê nếu bạn thực hiện một private test.
Việc đánh giá tốc độ trang đôi khi cũng bị ảnh hưởng từ host của bạn. Nếu hosting bạn đang dùng có server đặt tại Việt Nam thì có thể tốc độ load tại Mỹ sẽ hơi chậm hơn so với thực tế khi được load tại Việt Nam.
Trên đây là những công cụ giúp bạn kiểm tra tốc độ và hiệu suất website mà bạn có thể sử dụng cho blog/website của mình. Hãy sử dụng chúng để cải thiện tốc độ website của mình nhiều hơn. Đó là chìa khóa để khách hàng quay lại trang của bạn vô thời hạn.