Hướng dẫn đánh máy bằng 10 ngón tay thể hiện sự chuyên nghiệp


Là một chuyên mục chia sẻ những thủ thuật về máy tính, dichvuthietkewebwordpress.com sẽ đưa ra giải pháp giúp các bạn có thể cải thiện được tốc độ đánh máy bằng 10 ngón tay và nâng cao kĩ năng xử lí chuyên nghiệp trên bàn phím máy tính khiến chúng trở nên “nghe lời” bạn hơn

Một trong số những kĩ năng bạn cần biết khi sử dụng máy tính đó là cách gõ máy tính bằng hai bàn tay. Bạn đừng cho là lạ vì đây là một tác phong khá cơ bản khi bạn làm việc với máy tính. Hãy thử nghĩ và tưởng tượng bạn làm việc trong văn phòng luôn luôn phải soạn thảo văn bản trên máy tính nếu bạn dùng 2- 3 ngón tay cơ bản lò dò từng phím chữ cái trên bàn phím thì sẽ rất mất thời gian và thể hiện khả năng làm việc thiếu chuyên nghiệp dù thực chất bạn là người năng lực thực sự.

Khi tuyển dụng cũng vậy, nếu bạn thể hiện là một người có tác phong làm việc chuyên nghiệp bằng việc sử dụng thành thạo máy tính sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao- đó là một lợi thế mà bạn đã chủ động tạo cho mình để giúp mình. .

Hướng dẫn đánh máy bằng 10 ngón tay

Hướng dẫn đánh máy bằng 10 ngón tay

 

Trong nội dung này, chúng tôi đưa ra cho bạn những thao tác cần thiết thực hiện:

1. Vị trí ngồi để gõ bàn phím – đánh văn bản: 

– Ngồi thẳng và phải luôn giữ cho lưng của bạn được thẳng.

– Luôn giữ cho khuỷu tay bẻ cong ở góc bên phải.

– Giữ cho đầu hơi nghiêng về phía trước khi ngồi trước màn hình máy tính.

– Giữ khoảng cách vị trí trong khoảng từ 40 tới 75 cm so với màn hình máy tính.

– Cổ tay giữ chạm vào ngay mép của máy tính ở phía trước bàn phím.

2. Kĩ thuật gõ văn bản:

Bước 1: Bạn phải ghi nhớ các vị trí phím của cấu trúc keyboard tổng quát.

Bước 2:

Phân chia nhiệm vụ cho các ngón tay:

– Với bàn tay trái : Ngón út ( phím chữ A), ngón áp út (S), ngón giữa (D), ngón trỏ(F).

– Với bàn tay phải : Ngón trỏ (J), ngón giữa(K), ngón áp út(L), ngón út(;) . Hai ngón cái thì đặt ở phím ( space) và hai ngón này thay nhau đánh phím này mà thôi!

– Lưu ý ở các phím F & J có một gờ nhỏ nổi lên để dễ đặt vào đúng vị thế ban đầu.

Thuộc các phím ứng với từng ngón cụ thể của hai bàn tay:

* Với bàn tay trái:

– Ngón trỏ: Luôn đặt cố định ở phím F. Ngoài ra, ngón trỏ này còn phải di chuyển tới  vùng phím xung quanh là R, T, G, V, B và phím số 4, 5.

– Ngón giữa: Luôn đặt ở phím D, thuận tiện để di chuyển lên phím E và phím số 3, xuống phím C.

– Ngón áp út: Vị trí cố định là phím S. Giống như 2 ngón là ngón trỏ và ngón giữa, ngón áp út cũng chịu trách nhiệm sử dụng phím W, X và phím số 2.

– Ngón út: Phím cố định là A, phụ trách thêm Q, Z, số 1 và các phím chức năng khác bên trái bàn phím như: Shift, Ctrl, Alt, Tab,…

– Ngón cái: Để cố định tại phím Space (phím dài nhất bàn phím).

Hướng dẫn đánh máy bằng 10 ngón tay

Hướng dẫn đánh máy bằng 10 ngón tay

 * Với bàn tay phải:

– Ngón trỏ: Luôn đặt cố định ở phím J, và di chuyển tới vùng phím xung quanh là U, Y, H, N, M và phím số 6, 7.

– Ngón giữa: Luôn đặt ở phím K, ngoài ra nó còn phải di chuyển lên phím I và phím số 8 và phím “<” cũng là phím dấu “,”.

– Ngón áp út: Vị trí cố định là phím L, ngoài ra nó còn chịu trách nhiệm sử dụng phím O, >(đồng thời cũng là phím dấu ”.”) và phím số 9.

– Ngón út: Phím cố định là “;”, phụ trách thêm P, ?, số 0 và các phím chức năng khác bên phải bàn phím như: Shift, Ctrl, Enter, Backspace…

– Ngón cái: Để cố định tại phím Space.

Hướng dẫn đánh máy bằng 10 ngón tay

Hướng dẫn đánh máy bằng 10 ngón tay

Tất cả kĩ thuật cần thiết để nâng cao tốc độ đánh máy, đánh với 10 ngón tay thành thạo chúng tôi đã chia sẻ rất cụ thể và chi tiết tới các bạn. Còn việc tiếp theo sẽ tùy thuộc và khả năng kiên nhẫn luyện tập của bạn.

Có thể bạn sẽ phải mất một thời gian dài để thuần thục kĩ năng này nhưng “có công mài sắt có ngày nên kim”.  Hãy nghĩ tới những thành quả sau này bạn có thể đạt được mà kiên trì cố gắng. Chúng tôi tin tưởng ở bạn!

Cần hỗ trợ thêm inbox ngay tại đây

5/5 - (99 bình chọn)
5/5 - (99 bình chọn)