Thuật toán Edgerank là gì? Các nhân tố chủ yếu của EdgeRank


Bài viết dưới đây Thiết kế Web WordPress xin chia sẻ với các bạn Thuật toán Edgerank là gì? Các nhân tố chủ yếu của EdgeRank mời bạn tham khảo:

>>> Bài viết được nhiều người quan tâm:


Hướng dẫn cách đo lường hiệu quả của fanpage Facebook?

Hướng dẫn cách quảng cáo trên Facebook hiệu quả

SEO Web đang gặp những thách thức và khó khăn cần làm thế nào?

Thuật toán Edgerank là gì? Các nhân tố chủ yếu của EdgeRank

Thuật toán Edgerank là gì? Các nhân tố chủ yếu của EdgeRank

 

Bạn đã bao giờ thắc mắc fanpage của mình có hàng nghìn lượt người like nhưng chỉ một lượng nhỏ người dùng nhận được thông điệp và nội dung trên newfeed? Trước khi giải thích cho các bạn nguyên nhân vì sao, bạn cần hiểu điều này: Hiện nay mỗi người dùng trên facebook đều có quyền like bất cứ gì mình thích, họ có thể tham gia hàng trăm, thậm chí hàng ngàn fanpage trên trang cá nhân của mình. Vậy bạn thử nghĩ xem, nếu như facebook cho phép mọi dòng trạng thái, status… của tất cả bạn bè và fanpage xuất hiện trên newfeed thì sẽ thế nào? Chắc chắn đó sẽ là thảm họa dành cho người dùng và sẽ chẳng còn ai “chơi” với facebook nữa. Chính vì vậy, facebook đã tạo ra thuật toán EdgeRank.

>>> Xem thêm: Thiết kế website tin tức

Thuật toán EdgeRank là gì?

Là thuật toán nhằm quyết định xem đoạn Post nào (like, comment, share, tags…) sẽ được hiển thị trên newfeed của người dùng. Mục tiêu của EdgeRank đó là lọc các kết quả mà facebooker sẽ nhận được , mang lại những thông tin thiết thực. Thuật toán này sử dụng đến hơn 100 nghìn nhân tố để quyết định xem cái gì sẽ hiển thị và hiển thị thế nào trên trang chủ mỗi người dùng facebook do đó nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận khách hàng của các doanh nghiệp thực hiện marketing trên mạng xã hội này. Vì vậy, nếu như nắm rõ được thuật toán EdgeRank, bạn có thể đưa ra một chiến lược thật hợp lý để tăng thêm cơ hội tiếp cận người dùng, nâng cao hiệu quả tiếp thị, truyền thông của doanh nghiệp

Các nhân tố chủ yếu của EdgeRank

Thuật toàn EdgeRank bao gồm 3 thành phần chính đó là Edge Affinity; Edge Weight và Time Decay (hay Story Bumping). Mỗi yếu tố này quyết định rất lớn tới việc những dòng cập nhật của bạn có xuất hiện trên Newfeed của khách hàng không.

Edge Affinity – Mối quan hệ (kết nối) và Last Actor

“Affinity” được đo lường bằng các mối quan hệ giữa fan và chủ fanpage, nếu mối quan hệ càng gần, càng gắn kết thì điểm cao. Ví dụ như những đoạn post của những gia đình, bạn bè thân thiết trong lớp thường xuất hiện trên trang chủ của bạn còn những người mà bạn chẳng bao giờ tương tác (comment, like…) thì rất ít khi thấy chúng xuất hiện trên newfeed.

Tuy nhiên hiện nay Affinity mặc dù vẫn được đánh giá khá cao nhưng chúng đang dần được thay đổi bởi Last Actor (tương tác gần nhất), có nghĩa là facebook dựa vào 50 tương tác gần đây nhất (Like , Share, Comment, click, photo view…) của một account với một fanpage hoặc bạn bè để quyết định xem dòng trạng thái nào sẽ xuất hiện trên newFeed của tài khoản đó. Giải pháp này được đưa ra nhằm khắc phục những nhược điểm của Affinity đó là Spam newfeed, giúp bạn không phải nhận những thông tin mình khong quan tâm.

Edge Weight – Loại bài post

Đây là yếu tố bạn có thể dễ dàng khai thác trong thuật toàn EdgeRank. Có 2 loại Weight sau: Một là các dòng Post (Photo, video, links, text, text + links + photo…); hai là Interaction – tương tác (Share, comment, Like).

Về Post

thì loại nội dung được ưu tiên tại Top News của newfeed lần lượt sẽ là: 1 – Photo, 2 – Video, 3 – Links, 4 – Status. Như vậy có nghĩa là những dòng trạng thái là ảnh sẽ dễ dàng xuất hiện trên newfeed của người dùng hơn. Điều này cũng giải thích vì sao hiện nay khi các doanh nghiệp muốn quảng bá hoặc kỷ niệm một việc gì đó, họ hay tổ chức các cuộc thi ảnh online. Còn các dòng Status đơn thuần (văn bản) thì ít có khả năng hiển thị trên trang chủ của người dùng.

Tuy nhiên những bản cập nhật gần đây, nhất là trong năm 2014 EdgeRank đã bắt đầu ưu tiên hơn cho cách thể hiện đa dạng chứ không chỉ là hình ảnh như xưa nữa, nghĩa là một dòng trạng thái nếu có cả text, hình ảnh, links sẽ được đánh giá cao hơn việc post một bức ảnh bình thường. Cho nên bạn cũng cần thường xuyên tìm hiểu kỹ những thông tin, sự thay đổi của Facebook để có hướng điều chỉnh phù hợp cho hoạt động marketing của mình

Về Interaction:

Cũng giống như việc xếp hạng các dòng trạng thái, việc tương tác trên mỗi dòng Post cũng được tính là yếu tốt quyết định đến việc xem thông tin bạn muốn cung cấp có xuất hiện trên newfeed của người dùng không, thứ tự lần lượt sẽ là: 1.Share, 2.Comment, 3.Like. Các chỉ số tương tác của người dùng sẽ chỉ ra đoạn nội dung nào thực sự giá trị vì vậy Edge Rank xếp hạng chỉ số Share là yếu tố đầu tiên bởi fan sẽ chỉ chia sẻ những đoạn nội dung họ cảm thấy thực sự hữu ích. Jordan Kasteler – một chuyên gia Facebook đã đánh giá rằng những đoạn Post mà được mọi người chia sẻ nhiều sẽ tốt hơn hắn những dòng Post khác.

Bên cạnh đó, nếu như dòng trạng thái của bạn nhận được nhiều comment của bạn bè thì chắc chắn nó là điều kiện thuận lợi để xuất hiện trên trang chủ người dùng, mức độ hiển thị sẽ tỷ lệ thuận với số lượng comment. Hiện nay, Facebook không còn đánh giá cao những đoạn Post nhiều Like bởi những công cụ mua Like, auto Like hiện nay, vì vậy cũng dễ hiểu tại sao Like được xếp hạng cuối trong chỉ số Interaction.

>>> Xem thêm: Thiết kế Website du lịch

Time Decay – Story Bumping

Đây là thuật toán đánh giá về thời gian Post, tức là nếu như người làm marketing hiểu rõ về thói quen khách hàng sử dụng facebook, post đúng thời điểm thì những dòng trạng thái của họ dễ dàng xuất hiện trên newfeed người dùng, còn những ai chỉ biết up bài lung tung thì sẽ ít có khả năng đó hơn.

Tuy nhiên với thuật toán trên, người dùng có thể bỏ qua những thông tin có giá trị mà họ thực sự quan tâm bởi thời gian post bài đó không hợp lý cho nên facebook đã phát triển thêm thuật toán Story Bumping – mức độ liên quan đến câu chuyện. Theo đó, sau khi tính toán những nội dung mà người dùng thường xuyên comment, Facebook sẽ hiển thị những bài viết bạn chưa có điều kiện để xem dù chúng được post khá lâu. Thuật toán này sẽ giúp việc chọn lọc thông tin đưa đến newfeed người dùng.

Như vậy, bạn phải thực sự quan tâm đến người dùng cần gì, hãy chăm chỉ quan sát xem những bài post nào nhận được nhiều sự tương tác của khách hàng nhất, sau đó nên tập trung viết những bài về chủ đề đấy. Chắc chắc fanpage của bạn sẽ được mọi người chú ý nhiều hơn.

Nếu bạn còn thắc mắc hay cần sự giúp đỡ vui lòng comment tại khung nhận xét bên dưới, mình sẽ giải đáp tất cả ý kiến của của các bạn.

>>> Xem thêm bài viết khác: Được và mất gì khi tiếp thị thương hiệu qua mạng xã hội

4.9/5 - (100 bình chọn)
4.9/5 - (100 bình chọn)