Ta có thể khẳng định một cách an toàn nhất mà tất cả những người sở hữu trang web đều muốn đó chính là trang web của họ thu hút traffic vì điều này mang lại cho nó cơ hội phát triển tốt hơn cho tương lai. Dưới đây là tổng hợp 7 cách hướng dẫn tối ưu HTML cho Usability của trang web và SEO
Ta thấy rằng đây là lý do khiến mọi người luôn tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Tuy nhiên trong những nỗ lực chạy đua thứ hạng trên bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm, mọi người có xu hướng quên mất đi tầm quan trọng của Website Usability (tính khả dụng của trang web), được xem như một sức mạnh trong việc thu hút traffic chất lượng.
Trong bài viết này, dichvuthietkewebwordpress.com sẽ sử dụng luận điểm trên để cung cấp cho bạn tập hợp các hướng dẫn về cách tận dụng các thẻ HTML với mục đích cải thiện khả năng sử dụng trang web của bạn và SEO. Trước khi tôi bắt đầu, một lưu ý nhỏ cho các bạn, đó là ranking công cụ tìm kiếm không bị ảnh hưởng bởi cách bạn code. Tương tự như vậy, vì lí do tính khả dụng chủ yếu về việc người sử dụng giao diện với trang web của bạn, họ sẽ thấy kết quả của trình duyệt khi đã giải mã code ra chứ không thấy những dòng code đó. Vì thế, điều quan trọng là bài viết này sẽ không thảo luận về code HTML hay tối ưu hóa code HTML nhưng sẽ thảo luận về cách mà nội dung code HTML mang lại lợi ích cho tính khả dụng của trang web bạn và SEO.
Thẻ Head
SEO: theo quan điểm SEO, đây là phần quan trọng nhất của toàn bộ cấu trúc HTML của trang web. Tại đây, bạn sẽ chèn thẻ tiêu đề, thẻ mô tả meta và thậm chí cả code phân tích công cụ tìm kiếm cũng tồn tại ở đây. Hơn nữa, thẻ chứa các thể quan trọng khác như thẻ meta, và tất nhiên, hết sức quan trọng, đó là thẻ rel = “canonical”. Tất cả các thẻ này sẽ được bàn luận riêng tại các quan điểm dưới đây. Tuy nhiên, vì lí do quan trọng của những thẻ này, tôi cảm thấy mình cần phải có quan điểm riêng về nó.
Usability: Đi từ quan điểm của tính khả dụng, thẻ head lại có vẻ không quan trọng vì phần này sẽ không ảnh hưởng đến giao diện của trang web. Tuy nhiên, vì phần lớn các nội dung của thẻ sẽ được phản ánh trong kết quả trang công cụ tìm kiếm (SERP), nên nếu nội dung bị đánh giá là không trung thực, không chuyên nghiệp, thì nó sẽ ngăn người dùng click truy cập trang web của bạn. Vì vậy, bạn cần phải khiến nó càng rõ ràng càng tốt.
Thẻ Title
SEO: Việc bạn nhồi thẻ tiêu đề bằng các từ khóa ngẫu nhiên với mục đích thu hút traffic công cụ tìm kiếm đã lỗi thời từ rất lâu. Các công cụ tìm kiếm sẽ hiển thị nội dung thẻ title của bạn giống như một tiêu đề có thể click đối với các danh sách trên SERP. Họ cũng sử dụng nó để xác định chủ đề trang web. Điều này là bởi vì spider, hoặc crawler của công cụ tìm kiếm phân tích nội dung tiêu đề và sau đó dịch chủ đề trang.
Nội dung thẻ tiêu đề của bạn phải phản ánh được nội dung trang web. Hãy luôn nhớ rằng, tuân thủ nguyên tắc đơn giản khi chèn từ khóa của mình vào đầu tiêu đề sẽ cung cấp cho bạn một thẻ tiêu đề thân thiện với SEO một cách lí tưởng.
Usability: Người sử dụng xác định các trang web có khả năng chứa những thông tin họ đang tìm kiếm trong danh sách các trang trên SERP. Vì các trình duyệt web sử dụng thẻ title với mục đích đánh dấu thương hiệu của mình, người sử dụng cuối cùng đọc nội dung của thẻ title để xác định vị trí các tab trong trình duyệt web, trong đó có các trang web mà họ muốn xem.
Theo mặc định, trình duyệt web chỉ hiển thị nội dung của thẻ tiêu đề cho các trang web được đánh dấu. Do đó người dùng cũng sẽ tham khảo nội dung của thẻ title để xác định vị trí các trang web mà họ đã đánh dấu trong trình duyệt. Các trang web đánh dấu trang xã hội như Facebook sẽ tự động khôi phục nội dung của thẻ tiêu đề khi người dùng đính kèm một chia sẻ liên kết. Vì vậy, người sử dụng cuối cùng sẽ tham khảo nội dung của thẻ title để xác định xem trang web được người kia đánh dấu trong trang mạng xã hội có đáng để họ click vào hay không.
>>> Tham khảo thêm bài viết hay về thẻ tiêu đề trên Thietkewp.net
Thẻ Meta Description
SEO: Công cụ tìm kiếm lấy nội dung được đặt trong thẻ mô tả meta để hiển thị nó với vai trò như một lời mô tả trang web trong SERP của mình. Vì chiều dài nội dung mô tả meta được hiển thị trong SERP thay đổi với các công cụ tìm kiếm khác nhau, nên mọi người khuyến khích không vượt quá 160 ký tự. Mặc dù Google không sử dụng nội dung thẻ mô tả meta để xếp hạng trang web của mình, nhưng sự hiện diện của các từ khóa trong thẻ vẫn có thể thu hút lượng traffic tìm kiếm vì nó có thể giành được sự chú ý của người sử dụng.
Usability: Đi từ quan điểm của tính khả dụng, thẻ mô tả meta cần trung thực và khác nhau trên mỗi trang của web bạn. Như đã đề cập ở trên, người sử dụng sẽ thấy nội dung thẻ mô tả meta trong SERP của mình. Nếu họ thấy một số danh sách từ các trang web tương tự với cùng một thẻ mô tả meta thì họ sẽ gặp vấn đề trong việc xác định nên click liên kết nào. Ngoài ra nếu họ truy cập vào một trang web thông qua các SERP vì họ thấy nội dung hấp dẫn của thẻ mô tả meta, nhưng nếu những gì họ thấy khi truy cập vào trang web của bạn khác với những gì họ đã đọc được trong thẻ mô tả, thì điều này sẽ có tác động tiêu cực đến trải nghiệm người dùng.
Thẻ Rel=”canonical”
SEO: Một trang canonical là phiên bản ưa thích của tập hợp các trang có nội dung giống nhau. Nếu nội dung các trang của web bạn giống nhau, hãy dùng thẻ canonical để trỏ những trang này về một trang duy nhất, vì điều này sẽ giúp khắc phục vấn đề trùng lặp nội dung trong trang web của bạn. Nội dung trùng lặp thực sự bị các công cụ tìm kiếm trừng phạt rất nhiều.
Usability: Sở hữu một trang với nội dung giống hoặc tương tự nhau là một yếu tố gây bối rối cho người sử dụng. Nếu những nội dung trùng lặp như thế này xuất hiện trong các liên kết hoặc chuyển hướng, thì người dùng cũng sẽ gặp trường hợp như trên, đó là bối rối khi không biết nên click vào cái nào. Ngược lại, nếu cùng một nội dung được truy cập thông qua các liên kết được đặt tên khác nhau, thì điều này cũng sẽ gây nhầm lẫn cho người sử dụng nếu họ đang cố gắng tham khảo các nội dung khác.
>>> Xem thêm: Tổng hợp 10 sai lầm phổ biến của SEOer
Thẻ a href
SEO: Không cần phải nói, các liên kết cần thiết cho SEO. Cùng với bản đồ web XML, chúng đại diện cho cách duy nhất crawler của công cụ tìm kiếm xác định vị trí và index (lập chỉ mục) các trang web. Google tận dụng link juice với mục đích xác định giá trị các liên kết để xếp hạng trang web của mình. Đối với các liên kết thân thiện với công cụ tìm kiếm, thì chúng cần phải được mô tả (bao gồm cả trong thuộc tính và tiêu đề) và phải có các từ khóa.
Usability: Có thể sử dụng các liên kết có hiệu quả hay không tùy thuộc vào người sử dụng có khả năng đạt được điều họ muốn khi truy cập vào trang web của bạn hay không (có thể là cho mục đích tìm kiếm thông tin hoặc mua sản phẩm hoặc dịch vụ). Đạt được mục tiêu này sẽ ảnh hưởng tích cực đến kinh nghiệm của họ, do đó, có rất nhiều khả năng họ sẽ lại ghé thăm, truy cập trang web của bạn hoặc giới thiệu nó cho bạn bè của họ.
Thẻ < link rel = ” stylesheet ” …>
SEO: Khi code JavaScript ( JS ) và Cascading Style Sheets ( CSS ) được nhúng trong tập tin HTML, thì nó sẽ làm cho các tập tin có kích thước lớn hơn, do đó việc download chúng sẽ diễn ra chậm hơn. Công cụ tìm kiếm xử phạt các trang web tải chậm và Google thậm chí còn giới thiệt những trang web tốc độ nhanh trong bảng xếp hạng tìm kiếm web. Giải pháp tốt nhất là chỉ nhúng những file JS và CSS khi thật sự cần thiết. Cách tốt hơn nữa là nén các tập tin CSS và JS, sẽ giúp chúng có kích thước nhỏ hơn, và do đó, sẽ load nhanh hơn. Giảm thiểu số lượng truy vấn để máy chủ để tải những tập tin này bằng cách cân bằng giữa số lượng các tệp tin và kích thước của chúng sẽ mang lại lợi ích to lắn trong việc cải thiện tốc độ tải trang.
Usability: Người sử dụng thường bỏ ra từ 10 đến 20 giây tại một trang web trừ khi nội dung trang đó thực sự thu hút sự chú ý của họ. Hãy tưởng tượng, người sử dụng sẽ nhanh chóng rời trang web nếu nội dung trang đó load quá lâu. Các nghiên cứu của Google đã xác nhận tằng “các trang web nhanh hơn tạo sự hài lòng cho người dùng” và “khi một trang web load chậm, người sử dụng không bỏ ra nhiều thời gian tại trang đó”.
Microdata
SEO: Microdata là một trong ba ngôn ngữ code được thiết kế để cung cấp các chương trình spider công cụ tìm kiếm với thông tin nội dung trang web. Chúng ta biết đến nó nhiều hơn với cái tên dữ liệu có cấu trúc. Schema.org (đơn vị phát minh ra ngôn ngữ này) đã được xác nhận bởi Google, Bing và Yahoo! Theo giải thích của AJ Kumar của Entrepreneur.com, dữ liệu có cấu trúc cung cấp cho các chương trình spider công cụ tìm kiếm cho các loại hình thông tin trên một trang web và cách các trang web nên được lập chỉ mục và xếp hạng. Ngoài ra, nó cũng tạo ra “Rich Snippet” – thứ sẽ hiển thị nhiều thông tin trên SERPs hơn so với danh sách truyền thống.
Usability: Vì công cụ tìm kiếm có khả năng tìm hiểu thêm về các trang web mà họ đang lập chỉ mục, sau đó họ có thể trình bày cho người dùng kết quả tốt hơn và nhiều hơn nữa thông tin thông qua SERPs của mình. Sử dụng dữ liệu có cấu trúc giúp cho người dùng có được trải nghiệm tích cực ngay cả khi họ chưa truy cập vào trang web của bạn.
Chúc bạn thành công.
Tham khảo bài viết hay về SEO trên dichvuthietkewebwordpress.com