Tìm hiểu cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm


Đối với một seoer thì việc tìm hiểu cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm là một điều quan trọng phải làm khi bắt đầu nghề seo, hãy cùng thiết kế website wordpress xem cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm nhằm đưa ra chiến lược seo phù hợp

Tìm hiểu cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm

Tìm hiểu cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm

Công cụ tìm kiếm có 3 bộ phận chính:

Bộ phận thu thập dữ liệu

Bộ phận thu thập dữ liệu hay còn có tên gọi thân thiện là Google Spider, google bot hoặc con nhện. Một cách đơn giản bạn có thể hiểu rằng đây là một quá trình mà công cụ tìm kiếm Google Spider sẽ đi từ trang này sang trang khác để khám phá nội dung và các liên kết trong trang web của bạn. Đây là một quá trình mà Google Spider đang cố gắng tìm các trang web mới và cập nhật thêm vào chỉ mục của Google. Chính vì thế, Google bot có thể coi là một chương trình thu thập dữ liệu và phát hiện ra các trang web mới, thay đổi các trang web hiện có và các truy tìm các liên kết không tồn tại, các dữ liệu này được sử dụng để cập nhật cho các chỉ mục của Google.

Bộ phận lập chỉ mục

Đây là quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu của các từ khóa, cụm từ, các trang web và các trang liên quan đến một lĩnh vực nào đó.

Bộ phận xử lí– tính toán

Đây là quá trình tính toán của Google nhằm cung cấp các kết quả cho người tìm kiếm. Theo thống kê, Google sử dụng hơn 200 yếu tố để xếp hạng trang web. Các yếu tố này có tầm quan trọng khác nhau, tuy nhiên một trong những yếu tố quan trọng nhất để xếp hạng đó là dựa trên chất lượng nội dung và chất lượng của những liên kết đến trang web của bạn.

>>>Xem tiếp: Những cách để tăng lượng truy cập cho website

Cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm Google Spider

Google Spider lấy danh sách

Đầu tiên Google Spider sẽ lấy danh sách các máy chủ và trang web phổ biến. Sau đó nó sẽ bắt đầu tìm kiếm với một site bất kỳ, nó đánh chỉ mục các từ khóa trên trang và theo các liên kết (link) tìm thấy bên trong trang web này.

Khi Spider xem xét các trang web (định dạng HTML), nó lưu ý: Các từ bên trong trang web & nơi nó tìm thấy các từ đó.

Ví dụ: Các từ xuất hiện trong các thẻ tiêu đề, thẻ miêu tả…. nó nhận định đây là phần quan trọng có liên quan đến sự tìm kiếm của người dùng sau này.

Vì thế đối với mỗi website Google nó sẽ có nhiều phương pháp để index lại chỉ mục, liệt kê lại các từ khóa chính. Nhưng dù dùng cách nào thì Google cũng luôn cố gắng làm cho hệ thống tìm kiếm diễn ra nhanh hơn để người dùng có thể tìm kiếm hiệu quả hơn hoặc cả hai.

Kế đó Google sẽ xây dựng chỉ mục

Xây dựng chỉ mục sẽ giúp cho các thông tin được tìm thấy một cách nhanh chóng trên công cụ tìm kiếm. Sau khi tìm thông tin trên trang web, Google Spider nhận ra rằng việc tìm kếm thông tin trên website là một quá trình không bao giờ kết thúc… bởi vì các quản trị trang web luôn thay đổi thông tin, cập nhật thông tin trên website và điều đó có nghĩa rằng Spider sẽ luôn phải thực hiện nhiệm vụ thu thập dữ liệu.

Mình có thể lấy ví dụ 1 cách như sau: Giả sử website của bạn làm về ngành du lịch… nó sẽ lưu các chỉ mục trên website của bạn vào ngành du lịch… Nếu site bạn làm về ca nhạc, nó sẽ lưu các chỉ mục trên web bạn vào ngành ca nhạc.

>>> Tham khảo: Thiết kế web du lịch

Xử lý và tính toán:

Sau khi lập chỉ mục Google sẽ xử lý, tính toán và mã hóa thông tin để lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Và khi có một truy vấn tìm kiếm thì hệ thống sẽ trả về các kết quả có chứa nội dung hữu ích tương ứng với các truy vấn tìm kiếm của người dùng.

Việc hiểu rõ cơ chế tìm kiếm của Google sẽ giúp cho các SEOER thêm nhiều kỹ năng để có thể tối ưu website thân thiện với Google nhằm mục đích đưa trang web có thứ hạng cao hơn.

Qua bài viết này, mong rằng các bạn đã có những kiến thức cơ bản về cách thức hoạt động của công cụ tìm kiếm. Chúc chiến dịch seo của các bạn thành công.

Nguồn: Tổng hợp

5/5 - (99 bình chọn)
5/5 - (99 bình chọn)