“Kiếm tiền online” là cụm từ quá quen thuộc hiện nay. Việc sở hữu một website riêng sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi thế. Và chắc bạn sẽ hỏi làm website như thế nào, chi phí ra sao, có thể tự làm website bằng WordPress được không,… Câu trả lời là có, bạn hoàn toàn có thể tự làm website mà không cần biết code chỉ với 5 bước đơn giản.
Bước 1: Chọn mua shared hosting và domain
Việc đầu tư cho hosting là hoàn toàn đúng! Bạn nên tìm nhà cung cấp shared hosting uy tín, chất lượng, tốc độ ổn và giá thành hợp lý. Chi phí hosting không cao, bạn có thể trả gói tháng hoặc năm.
Domain thì đơn giản hơn rất nhiều. Hiện tại có rất nhiều mã giảm giá domain, bạn có thể tìm trên mạng.
Bước 2: Kết nối domain – hosting lại với nhau
Website chỉ chạy khi domain và hosting kết nối với nhau.
- Thêm domain vào host (thao tác trên giao diện quản lý hosting)
- Trỏ IP hoặc DNS từ domain về host (Thao tác ở cài đặt domain)
Bước 3: Làm website bằng WordPress – Cài đặt WordPress
Đầu tiên, bạn cài đặt nền tảng WordPress vào website. Bạn có thể cài đặt theo 2 cách sau:
- Cài đặt tự động : Hầu như hiện tại các hosting đều có mục cài đặt tự động WordPress. Bạn chỉ việc cài đặt trong vài thao tác đơn giản.
- Cài đặt bằng tay : Bạn cũng có thể cài đặt WordPress thủ công bằng FTP Filezilla hoặc các phần mềm tương tự
Sau khi cài đặt wordpress, bạn có thể thấy website của bạn đã chạy. Về cơ bản là bạn đã làm website bằng wordpressl, bạn có thể tạo hàng trăm cái website bằng cách tương tự.
Bước 4: Chọn giao diện cho trang web của bạn
Làm website bằng wordpress bạn có thể tận dụng những giao diện miễn phí để tiết kiệm. Tuy nhiên, bạn cũng có thể trả phí để có giao diện đẹp, độc hơn. Đừng quên, chọn giao diện phải đúng mục đích website.
Giao diện website sẽ chia làm 2 loại:
- Miễn phí: Các giao diện đơn giản, ít tính năng, phù hợp với làm blog riêng , chia sẻ kiến thức, blog,…Bạn sử dụng miễn phí.
- Trả phí: Đầy đủ tính năng phù hợp với nhu cầu của bạn, rất nhiều sự lựa chọn dành cho bạn. Bạn phải trả phí để sử dụng
Bước 5 : Cài đặt plugin cơ bản
WordPress Plugin là những công cụ có những tính năng riêng biệt, mà trong mã nguồn WordPress sẽ không tích hợp.
Sau khi hoàn thành trang web, bạn sẽ có khá nhiều việc phải làm với nó, ví dụ:
- Phát triển nội dung
- Tối ưu hóa SEO Onpage
- Chỉnh sửa lại giao diện
- Nghịch thêm nhiều tính năng hay của WordPress
Chúc các làm website bằng wordpress thành công!