Những lý do tiềm ẩn phía sau việc kiểm tra hoạt động SEO website


Bài viết dưới đây Thiết kế Website WordPress xin chia sẻ với các bạn những lý do tiềm ẩn phía sau việc kiểm tra hoạt động SEO website mời bạn tham khảo:

Những lý do tiềm ẩn phía sau việc kiểm tra hoạt động SEO website

Những lý do tiềm ẩn phía sau việc kiểm tra hoạt động SEO website

Trong điều kiện kinh doanh hiện nay thì có thể nói, bất kể một doanh nghiệp lớn nhỏ nào cũng đều cần có một website bán hàng chuyên nghiệp. Đi kèm với đó là các hoạt động SEO giúp nâng cao thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm như Google và gia tăng cơ hội được tìm thấy bởi hệ thống khách hàng tiềm năng. Từ các doanh nghiệp thương mại điện tử đến các cửa hàng trực tuyến bình thường, hay thậm chí là các doanh nghiệp kinh doanh offline cũng cần có một website đại diện trên internet.

>>> Xem thêm: Tổng hợp 5 WordPress plugins giúp tăng số lượt xem bloger

Kiểm tra SEO là hoạt động phân tích một cách toàn diện website giúp xác định hiệu suất của các chiến thuật SEO on-page và off-page. Chẳng hạn như việc kiểm tra để phát hiện ra rằng trang web của bạn đang thiếu backlinks chất lượng hoặc các bài viết đang thiếu mô tả meta,… từ đó tìm cách khắc phục để tối ưu hóa hoạt động SEO.

3 lý do DN nên kiểm tra hoạt động SEO website thường xuyên

1. Đó là một sự sáng suốt

Kiểm tra SEO giúp bạn xác định hiệu quả SEO website của mình, đồng thời biết được các hoạt động SEO của đối thủ, từ đó có hướng SEO hiệu quả hơn. Quy trình kiểm tra SEO bao gồm các phân tích sau:

Phân tích cạnh tranh backlink

Phân tích này sẽ giúp bạn đánh giá và so sánh chất lượng các backlink của bạn với đối thủ cạnh tranh. Để làm được điều đó, bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Webmaster Tools hoặc Open Site Explorer để tìm ra các trang web đặt liên kết tới website của bạn và trang web của đối thủ cạnh tranh.

Phân tích các liên kết độc hại (Poisonous Link)

Phân tích này giúp bạn xác định xem trang web của mình đang bị ảnh hưởng xấu bởi những đường link độc hại nào. Bởi nếu trang web của bạn bị gắn link từ những website không được Google đánh giá cao thì mặc nhiên, Google cũng sẽ không đánh giá cao website của bạn.

Các liên kết độc hại có thể xuất hiện vì rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do SEO mũ đen, tức là có một bên đối thủ cạnh tranh nào đó đang cố tình “chơi xấu” để hạ thấp uy tín website của bạn. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra hoạt động SEO để phát hiện link xấu và thực hiện các bước sau để báo cáo điều đó với Google:

– Bước 1: Truy cập vào trang Google Webmaster Tools;

– Bước 2: Chuyển đến Bảng điều khiển (Dashboard), bấm Search Traffic, sau đó nhấp vào “Links to Your Site” (liên kết đến trang web của bạn);

– Bước 3: Phía dưới “Who Links the Most”, bấm vào “More”;

– Bước 4: Nhấn vào “Download more sample links” để mở ra tất cả các Inbound link (link liên kết từ trang khác đến website của bạn)

– Bước 5: Thêm mỗi liên kết độc hại mà bạn muốn từ chối vào trong mỗi dòng của file văn bản;

– Bước 6: Truy cập tới các trang công cụ khước từ liên kết;

– Bước 7: Nhấn vào “Disavow links” (khước từ liên kết); sau đó nhấn vào nút “Choose file” (chọn file) để chọn danh sách link đã liệt kê ở bước 5 và bấm OK.

>>> Bài viết khác: Những Plugins hàng đầu hỗ trợ SEO trên WordPress

Phân tích nội dung các từ khóa

Phân tích này sẽ giúp bạn xác định cách Google giải thích website dựa trên các nội dung văn bản được đăng trên trang web của bạn. Để thực hiện bước phân tích này, bạn cần truy cập vào tài khoản Google Webmaster Tools của mình, nhấp vào “Google Index”, và sau đó nhấn vào “Content Keywords”. Kết quả là bạn sẽ thấy một loạt các từ khóa mà Google đã đọc được trên website bán hàng của bạn.

Phân tích tốc độ Site

Phân tích này sẽ giúp bạn đánh giá tốc độ trang web của mình và khám phá các cách để cải thiện nó. Để làm điều này bạn nhập URL trang web vào công cụ Google PageSpeed ​​Insights, sau đó bấm enter, Google sẽ đưa ra đề nghị chỉ cách làm thế nào để có thể tăng tốc độ trang web của bạn.

Phân tích nút chia sẻ lên mạng xã hội

Phân tích này sẽ giúp bạn xác định xem bạn đã thêm biểu tượng chia sẻ lên các phương tiện truyền thông xã hội trên trang web hay chưa? Nếu chưa, bạn cần phải tiến hành cài đặt plug-ins như AddThis hoặc ShareThis.

Phân tích kiểm tra nội dung

Phân tích này sẽ giúp bạn xác định xem thẻ meta, từ khóa meta, thẻ tiêu đề, URL SEO và các thuộc tính khác liên quan đến nội dung trên trang web của bạn đã thực sự tối ưu hay chưa? Nó sẽ giúp bạn làm sáng rõ lý do vì sao mà hoạt động tiếp thị website còn kém và cách để giải quyết những vấn đề này.

2. Đó là công việc hiệu quả mà không cần mất nhiều thời gian

 Quy trình kiểm tra SEO thường không mất nhiều thời gian. Bạn có thể tiến hành một cuộc kiểm tra hoạt động SEO một cách toàn diện và khám phá các vấn đề với chiến thuật SEO của bạn trong vòng một vài giờ bằng việc thuê một chuyên gia SEO thực hiện các thủ thuật nêu trên.

3. Đó là một hoạt động có cấu trúc

Một quy trình kiểm tra SEO thường chứa những phân tích chính cực kỳ quan trọng mà các chuyên gia nên làm theo. Cấu trúc này sẽ giúp rà soát hoạt động SEO đúng cách và đảm bảo bạn sẽ không bị sai sót ở bất cứ điểm nào. Đồng thời giúp bạn tạo ra và thực hiện một chiến lược SEO toàn diện để làm tăng thứ hạng trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm.

Kiểm tra SEO là một thành phần quan trọng của chương trình tiếp thị kỹ thuật số tích hợp của doanh nghiệp bởi lẽ phần lớn người dùng đến với website của bạn là thông qua tìm kiếm theo từ khóa trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,… Bằng cách kiểm tra hoạt động SEO thường xuyên, bạn có thể theo dõi và điều chỉnh hoạt động một cách tốt nhất và tạo ra các kết quả tối ưu. Từ đó, tăng cường lượng truy cập và gia tăng khả năng bán hàng của mình.

Nếu bạn còn thắc mắc hay cần sự giúp đỡ về việc kiểm tra hoạt động SEO website vui lòng comment tại khung nhận xét bên dưới, mình sẽ giải đáp tất cả ý kiến của của các bạn. Và dưới đây là một số dịch vụ chúng tôi đang cung cấp, bạn có thể tham khảo:

– Thiết kế website khách sạn

– Thiết kế website nội thất

– Thiết kế website bất động sản

4.9/5 - (99 bình chọn)
4.9/5 - (99 bình chọn)