9 lí do email bị rơi vào mục spam của khách hàng.


Bạn thực hiện một chiến dịch email marketing và nhận ra rằng hầu hết các thông điệp email bạn gửi cho khách hàng đều chui vào thùng rác của các “thượng đế”. Đừng lo lắng, hãy xem bài viết của Thiết kế website thương mại điện tử về 9 lí do email bị rơi vào mục spam của khách hàng này nhé. Khi có lời giải đáp bạn sẽ dễ dàng điều khiển chiến dịch của mình hơn.

Tránh email rơi vào mục spam người gửi

Tránh email rơi vào mục spam người gửi

>>>Xem thêm: Làm sao để thực hiện Email Marketing đỉnh nhất?

1. Email bị rơi vào mục spam do kể chuyện quá đà

Khách hàng chẳng cần biết văn phòng của bạn đang tu sửa, hay công ty đang tổ chức kỉ niệm 14 tháng hoạt động ra sao. Hãy giữ những thông tin đó để khoe trên blog hay mạng xã hội…, hoặc gọi điện kể cho mẹ bạn.

Cách giải quyết: Tập trung vào khách hàng của bạn. Email phải đủ liên quan và thú vị với những điều họ quan tâm và sẽ quan tâm.

Xem thêm: Zoho Mail – Nền tảng email tên miền miễn phí

2. Nói xấu đối thủ

Chê bai người khác sẽ chỉ khiến hình ảnh của bạn trở nên xấu hơn trong mắt khách hàng. Và nếu đó là khách hàng của đối thủ, mọi lời nói sẽ trở thành: “Những gì bạn đang có thật tệ hại, chúng tôi mới tốt”.

Cách giải quyết: Hãy đi con đường của chính bạn, nếu bạn thật sự tốt hơn thì kết quả thực tế sẽ chứng minh tất cả

3. Tiêu đề tạo ấn tượng xấu

Cảm nhận của khách hàng về email của bạn bắt đầu từ khi chưa mở nó ra, đó chính là ở dòng tiêu đề. Tiêu đề chỉ nên ít hơn 50 kí tự, đừng cố tạo ra những bản sao nhàm chán, viết hoa toàn bộ, lạm dụng dấu chấm than, và dĩ nhiên bao gồm cả tin lừa đảo. Tiêu đề mail có chữ “Cảnh báo” hay “Trả lời:” có thể khiến bạn tò mò mở ra, nhưng khách hàng của bạn thì không.

Cách giải quyết: Thực hiện A/B test cho tất cả các tiêu đề, nhưng lưu ý chúng phải thể hiện được mục đích email của bạn.

4. Nội dung gây chán

Email của bạn khô khan, dài dòng, đơn điệu? Khách hàng không có cả một năm để ngồi phân tích, giải mã từng câu chữ của bạn đâu! Bạn chỉ có cơ hội 1 lần thôi, đừng bỏ phí!

Cách giải quyết: Đừng ngại thể hiện những điều “dị”, chạm đến cảm xúc con người, hay thậm chí chỉ cần vui nhộn và không quá bình thường. Đừng viết tiểu thuyết ở đây, hãy kêu gọi hành động (CTA) càng nhanh càng tốt.

5. Quên tên khách hàng

Cá nhân hóa Email là điều cực kì quan trọng. Bạn sẽ gây được thiện cảm và chú ý của khách hàng nếu gọi đúng tên của họ. Và nếu sai ư? Ngay lập tức email của bạn sẽ có mặt trong thùng rác.

Cách giải quyết: Khi tạo lập cơ sở dữ liệu, hãy sử dụng tên (First name) nếu có. Điều này sẽ trở nên cực kì dễ dàng nếu bạn sử dụng Marketing Automation.

6. Đề cập đến tiền nong ra quá sớm

Email không phải là chỗ để bán hàng – cũng giống như việc bạn đi ăn và đề nghị bạn mình trả tiền trong khi cả hai vẫn đang thưởng thức món khai vị. Nhiều người đọc email trong lúc vội vã, bận rộn, hoặc chờ cà phê. Đó là lý do tại sao email là cơ hội tuyệt vời để xây dựng mối quan hệ với khách hàng, hoặc để thông tin cho họ về sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Đừng tham lam vội, hãy đáp ứng nhu cầu của họ trước.

Cách giải quyết: Đừng đề cập đến giá trong email. Điều đó sẽ làm email bị rơi vào mục spam nhanh chóng. Nhắc đến những cơ hội dùng thử miễn phí, giảm giá đặc biệt cũng tốt, nhưng đừng quá lạm dụng.

>>>Bạn có biết: Thiết kế website bán hàng online

7. Quên kiểm tra nội dung hiển thị

Bạn phải xem lại diện mạo của mình trước khi ra ngoài, vậy thì đừng quên làm điều đó trước khi gửi đi một email. Một email có nội dung tốt sẽ không thể dễ dàng trở thành email bị rơi vào mục spam của khách hàng.

Cách giải quyết: Trước khi email đến được với người nhận, hãy kiểm tra kĩ lưỡng những gì họ sẽ nhìn thấy. Đừng quên làm điều đó cả trên thiết bị di động nữa nhé!

8. Phóng đại quá mức

Đừng nói dối, hứa lèo trong Email Marketing. Bạn nói rằng cơ hội giảm giá dành cho khách hàng lần này là “ngàn năm có một”? Hấp dẫn thật đấy, nhưng sẽ thế nào nếu vài tuần sau đó họ vẫn thấy bạn chào mời mức giá y như vậy?

Cách giải quyết: Bạn đang xây dựng quan hệ lâu dài chứ không phải chỉ một sớm một chiều. Đừng phải quảng cáo quá đà nếu bạn không thực sự như vậy, vì cuối cùng khách hàng cũng sẽ phát hiện ra thôi.

9. Không lắng nghe

Email marketing hướng đến một cuộc trao đổi. Đừng gửi nhiều email về một chủ đề khách hàng không quan tâm; đừng gửi cùng một email hai lần; và – nếu đủ điều kiện công nghệ – không gửi cho khách hàng những nội dung họ đã từng đọc trên website hay trên mạng xã hội.

Cách giải quyết: Sử dụng Marketing Automation để lắng nghe và đáp ứng sở thích, hành vi của khách hàng. Thiết lập một trung tâm đăng ký, thực hiện một cuộc khảo sát. Và lắng nghe họ.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về 1 số lý do vì sao email bị rơi vào mục spam. Đây là vấn đề nổi cộm khi bạn thực hiện chiến dịch email marketing, hy vọng được đồng hành cùng các bạn trong những chuyên mục tiếp theo. Mọi thắc mắc, góp ý hãy để lại qua bình luận bên dưới.

Chúc bạn thành công!

>>>Chúng tôi cung cấp:

– Thiết kế web giới thiệu công ty

– Thiết kế web wordpress

5/5 - (99 bình chọn)
5/5 - (99 bình chọn)