Tìm hiểu sơ lược về Sitemap XML


Sitemap là một danh lục liệt kê tất cả các mục thông tin trên trang web của bạn cùng sự mô tả ngắn gọn cho các mục thông tin đó. Site map nên được sử dụng dễ dàng trong việc thực hiện tìm kiếm nhanh để tìm ra thông tin cần thiết cũng như trong việc di chuyển thông qua các đường link trên website của bạn. Site map nên là một sơ đồ hoàn hảo nhất của website và hãy tìm hiểu sơ lược về Sitemap XML.

Khi tìm hiểu về Web, chắc hẳn bạn cũng được nghe về Sitemaps nói chung, hay Sitemap XML nói riêng. Và trong đầu bạn chắc hình dung ngay ra sitemap là một trang chứa tất cả các đường link (bài viết, trang, …) của một website. Vậy Sitemaps có lợi ích gì? Có những loại sitemaps nào? Bài viết này sẽ giải đáp giúp bạn những câu trả lời đó.

XML Sitemap

XML Sitemap

>>> Xem tin liên quan: 

Những điều không nên làm với ổ cứng máy tính

Những cách bảo vệ máy tính khi truy cập mạng wifi công cộng

Sitemap XML – Tại sao chúng ta cần nó?

Khi mới biết tới thế giới web, hay gói gọn trong WordPress mình cũng đã tự hỏi câu này. Và câu trả lời thật đơn giản các bạn ạ, Sitemap XML giúp cho bọ của các cỗ máy tìm kiếm như Google, Bing, Yandex.. dễ dàng thu thập dữ liệu trên trang web của bạn. Tại sao lại vậy?

Bạn có thể tưởng tượng sitemaps tạo ra một lộ trình cho các bọ tìm kiếm, và bọ tìm kiếm chỉ việc đi theo lộ trình đó mà thu thập và xử lý dữ liệu có trên website của chúng ta. Điều này đặc biệt hữu ích với các trang web mới, hoặc website có nhiều bài viết mới/được update. Sitemaps giúp cho công cụ tìm kiếm dò tìm thấy trang của chúng ta nhanh hơn, nhiều hơn, giảm thời gian đáng kể lập chỉ mục.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải biết điều này, không phải tất cả những trang có trong sitemap sẽ được google (hay các công cụ tìm kiếm) lập chỉ mục. Điều này phụ thuộc vào chất lượng của bài viết đó. Nếu bài viết cho chất lượng kém hoặc chứa nội dung trùng lặp, Google có thể loại bỏ và không cho Index. Mình cũng từng viết 1 bài “Tùy biến Breadcrumbs cho Genesis Child Theme” tận 2 tuần google mới index, nguyên nhân bởi tiêu đề trùng lặp với 1 bài viết khác, và nội dung có nhiều điểm giống nhau. Cái này do trước khi viết mình đã không search thử, tuy nhiên, sau cùng thì Google cũng nhận ra đây là một bài viết “chính chủ” và nội dung không trùng lặp nên đã cho Index như thường.

Bạn biết các loại sitemaps nào?

Sitemaps có thể được chia ra thành XML sitemap và HTML Sitemaps. Vậy chúng khác nhau thế nào? Mục đích của từng loại sitemaps ra sao. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

>>> Xem thêm: Thiết kế web du lịch

HTML Sitemaps

HTML Sitemaps là sitemaps giành cho người dùng. Chúng thường được đặt trên một trang riêng biệt giúp khách ghé thăm website có cài nhìn tổng quan nội dung site, dễ dàng di chuyển tới các mục, các bài viết trên site hay giúp tìm kiếm nhanh những thông tin họ cần. HTML Sitemaps rất dễ tạo bởi về bản chất nó là một trang web chứa các links có trên website. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng CSS để dịnh dạng cho HTML sitemaps, giúp nó thêm bắt mắt hơn. Và đây có một ví dụ về HTML Sitemaps trên trang Godaddy rất đẹp mắt mà bạn có thể tham khảo.

Bên cạnh những lợi ích đối với người dùng, HTML Sitemaps còn mang tới lợi ích về SEO cho website của bạn. Bởi nếu những con bọ tìm kiếm đi theo các link có trong HTML sitemaps, nó sẽ dễ dàng thu thập và lập chỉ mục các trang có trên site của bạn. Và điều này giúp site của bạn được index nhanh hơn, nhiều hơn, như đã nói ở trên.

Sitemap XML

Sitemap XML chỉ được sử dụng bởi các công cụ tìm kiếm, và hầu hết các công cụ tìm kiếm lớn như Google, Bing, Yahoo, Yandex…đều sử dụng XML sitemaps cho quá trình thu thập dữ liệu.

Có rất nhiều công cụ trực tuyến giúp tạo XML Sitemaps, và nếu bạn dùng các CMS như WordPress, Drupal, Joomla…thì có nhiều plugin mạnh mẽ giúp bạn tạo XML Sitemaps nhanh chóng và hoàn toàn tự động. Tuy nhiên, trang bị cho mình các kiến thức cơ bản về cách thức hoạt động của XML sitemaps là một việc nên làm. Đó là lý do mà chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức tạo XML Sitemaps ở phần tiếp theo của bài viết này.

Feeds

HTML và XML sitemaps là các dạng sitemaps được sử dụng thường xuyên nhất. Tuy nhiên, Google cũng chấp nhận RSS 2.0 và Atom 1.0 và bạn có thể sử dụng URLs trong RSS Feeds như một sitemap. Vấn đề ở đây là các trang cũ trên website của bạn sẽ không có mặt trong “sitemap” này.

Qua bài viết này, Thiết kế web wordpress đã giúp các bạn tìm hiểu sơ lược về XML sitemaps. Nếu các bạn có nhu cầu làm website có thể liên lạc với chúng tôi qua hotline: 0933 433 242.

Nguồn: Tổng hợp

4.8/5 - (100 bình chọn)
4.8/5 - (100 bình chọn)