Gói giải pháp tăng tốc độ load website của bạn


Theo nghiên cứu thực tiễn, các chuyên gia đã đưa ra nhận định “trung bình cứ 1 phút chờ đợi việc tải về của web là tương ứng với 6 phút thực ở ngoài”- một sự chênh lệch khá lớn phải không các bạn? Việc bắt khách hàng phải chờ đợi lâu sẽ gây ra cảm giác khó chịu và mất lòng tin vào website của bạn bởi phong cách làm việc chậm chạp, thiếu chuyên nghiệp thể hiện qua website của doanh nghiệp bạn. Để khắc phục được trở ngại đó, chúng tôi đưa tới các bạn những phương pháp làm tăng tốc độ load website hay nói cách khác là làm tăng tốc độ tải về của website bạn.

Như những bài viết trước, dichvuthietkewebwordpress.com có chia sẻ tới độc giả web những kiến thức cần thiết khi bạn muốn thiết kế hay sở hữu một website đạt chuẩn. Vẫn giữ mục tiêu ấy, ở bài viết này chúng tôi muốn đề cập tới các bạn một vấn đề quan trọng nữa trong quá trình thiết kế website đó chính là tốc độ load website.

Phương pháp tăng độ load cho web

Phương pháp tăng độ load cho website

 

Trước khi bắt đầu, công ty thiết kế website chúng tôi khuyên bạn nên đo tốc độ tải trang web hiện tại, sau đó so sánh với tốc độ trang sau khi thực hiện các giải pháp dưới đây để thấy được sự khác biệt.

8 giải pháp tăng tốc độ load website của bạn

1. Hạn chế yêu cầu HTTP:

Thực tế cho thấy, với mọi trang web hay website, khi nhận được yêu cầu hiển thị thì khoảng 80% quãng thời gian mà người dùng phải chờ đợi thường dành cho công tác truyền nhận dữ liệu giữa máy chủ dịch vụ (hay nói rõ hơn là nơi lưu trữ trang web) với trình duyệt. Trong khi đó, hầu hết thời gian “chết” này lại bị “cột chặt” với việc tải về tất cả thành phần trong một trang web như hình ảnh, định dạng (stylesheet), mã lệnh kịch bản (script), nội dung Flash,… để trình duyệt có thể dựng lại trang web trên màn hình (máy tính hay thiết bị di động) của người dùng. Do đó, giảm số lượng thành phần các nội dung dạng này đồng nghĩa với việc giảm số lượng yêu cầu HTTP (HTTP request) từ trình duyệt.

Một cách để giảm số lượng các thành phần trong một trang web là cố gắng làm đơn giản thiết kế của chính trang web đó. Tuy nhiên, câu hỏi mà nhiều nhà thiết kế web thường đặt ra ở đây là “có cách nào xây dựng một trang web có nội dung phong phú trong khi vẫn đảm bảo tốc độ đáp ứng /hiển thị nhanh hay không?”. Hiện có vài kỹ thuật giúp giảm số lượng yêu cầu HTTP nhưng vẫn hỗ trợ thiết kế trang web phong phú.

2. Sử dụng CSS sprites:

CSS Sprites là kĩ thuật đưa hình ảnh vào trong CSS. Bằng cách sử dụng phương pháp này, bạn sẽ tiết kiệm được tốc độ truy vấn đến server mỗi lần truy cập. Cách này thường được dùng ở Header, Footer, Thanh Sidebar, Menu hoặc các icon, banner  tĩnh.

 3. Giảm dung lượng file ảnh:

Bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng các công cụ hỗ trợ (Như Photoshop, Image Resize…) để giảm dung lượng các file hình ảnh thông qua việc điều chỉnh kích thước phù hợp, giảm độ phân giải, sử dụng đúng định dạng…

4. Luôn cập nhật các Plugins, Trình ứng dụng, giao diện:

Việc không chú ý cập nhật mới các yếu tố này sẽ làm cho tốc độ tải website của bạn chậm dần theo thời gian, hay khi bạn cập nhật các yếu tố khác làm cho chúng xung đột với nhau. Luôn kiểm tra và cập nhật là cách để giải quyết vấn đề này.

Tốc độ load web

tăng tốc độ load website

5. Giảm thanh bên / Chân trang:

Trước đây có một vài widget trên thanh bên, hình ảnh… được tải mọi lúc và làm chậm trang nhưng giờ đây chúng đã giảm đi trên thanh bên. Khi nhìn vào hình nền website, ta sẽ tìm thấy nhiều widget không thích hợp đang tải mọi lúc do đó làm tăng thời gian tải.

Hãy gỡ bỏ chúng để website sáng sủa hơn. Thêm vào đó hãy xây dựng một mô hình web thích ứng có khả năng tương thích với rất nhiều thiết bị di động.

6. Gỡ bỏ những widget liên quan:

Việc sử dụng plugin YARPP để truyền tải những liên kết liên quan (Related link) ở cuối các bài đăng và widget Outbrain để khởi tạo các hình thu nhỏ (thumbnail) cho các bài đăng liên quan làm tăng thêm thời gian tải trang. Hãy gỡ bỏ Outbrain và chỉ sử dụng YARPP.

7. Giảm số nút tắt cho mạng xã hội:

Plugin Sharebar rất tuyệt vời trong việc tải về các nút chia sẻ mạng xã hội lên thanh bên, nhưng nó bắt tải nhiều script hơn và làm tăng thời gian tải trang. Hãy chỉ giữ lại một số ít nút chia sẻ của những mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter hay Google +. Mỗi mạng xã hội có nhiều script lớn để tải. Hãy sử dụng AddThis để làm giảm nút.

Nhưng, những nút có tính tương tác cũng tải tất cả các script góp thêm vào thời gian tải. Hơn nữa, nếu người dùng quyết định thêm chúng trước và sau bài đăng, nó sẽ giúp chia sẻ được nhiều hơn nhưng cũng làm chậm tốc độ.

8. Sử dụng cache để tăng tốc:

Đây có lẽ là cách đơn giản nhất để tăng tốc độ load được hầu hết các website sử dụng. nếu sử dụng mã nguồn mở các bạn có thể sử dụng các plugin để hỗ trợ việc này (Wp Super Cache, W3 Total Cache.. )

Tốc độ load trang web là một yếu tố rất quan trọng – đó là một trong những yếu tố giúp giữ chân khách hàng của bạn được lâu hơn và tạo niềm tin cho khách hàng với phong cách làm việc chuyên nghiệp. Thietkewp.net rất hân hạnh mang tới giá trị thương hiệu cho bạn!

4.8/5 - (100 bình chọn)
4.8/5 - (100 bình chọn)